Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Về quê họp lớp, mẹ tôi háo hức như đi du lịch lần đầu

 - Tôi xin tham gia một câu chuyện họp lớp của mẹ tôi. Chuyện của bà có lẽ là niềm mơ ước của bọn trẻ như chúng tôi. 

Mẹ tôi thuộc thế hệ 6X đời đầu. Ngày xưa, mẹ tôi học trường Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh (Nghệ An), một ngôi trường mà theo mẹ tôi kể là toàn người học giỏi, thành đạt, làm to. Không ít cựu học sinh trường giờ làm lên đến Bộ trưởng, Thứ trưởng, lãnh đạo cấp cao của tỉnh. 

Và tất nhiên, nhiều cựu học sinh cũng rất giàu có. Lớp của mẹ tôi cũng không ngoại lệ, nhiều người bạn mẹ rất giàu có và thành đạt.
Thế hệ của mẹ ngày ấy còn khó khăn lắm nên đa số bạn bè sau khi tốt nghiệp đều rời quê đi tìm vận may, nhiều người làm nên danh vọng và địa vị ở những vùng đất xa lạ. 

Mẹ tôi cũng lưu lạc đến tận An Giang, một tỉnh miền Tây xa lắc. 

Mấy mươi năm lăn lộn với cuộc mưu sinh, cũng chẳng mấy khi có dịp về thăm quê chứ đừng nói đến việc bạn bè gặp gỡ, hàn huyên.

Nhiều người mất liên lạc từ lúc tốt nghiệp đến giờ. Họp lớp thật ra cũng chỉ có nhóm bạn trên dưới 10 người vẫn sống và làm việc ở quê nhà. 

Vậy mà mới năm ngoái đây thôi, khi mọi người đã khá ổn định về kinh tế, con cái đã lớn, có công việc và sự nghiệp riêng, mọi người mới nghĩ đến chuyện tập hợp những bạn bè cũng cùng hẹn ngày về quê họp lớp. Kế hoạch được lên trước hơn 1 năm, ban liên lạc là lớp trưởng, cũng là người vẫn sống ở quê.

Còn vài tháng đến ngày họp, mẹ đã đặt vé máy bay về quê, vì đặt sớm sẽ được vé giá rẻ. 

Rồi thì điện thoại cứ réo liên tục suốt ngày, câu nói quen thuộc lại là: "Ai đấy? Đứa mô hè! Chớ mi giờ làm chi rồi, mấy đứa con rồi? Nhớ sao không hè? Mi là con X ngồi bàn 2 cạnh thằng Y chứ gì? Tau với mi toàn đi ôn bài đêm ở khu Quang Trung… ".

Những câu chuyện tưởng như dài bất tận. Mẹ tôi dường như trẻ hơn đến mấy chục tuổi, trở về cái thời 16 - 17 hồn nhiên ngày xưa. 

Mà nghĩ cũng lạ, mấy chục năm mà ngừoi nào cũng nhớ rõ về nhau, từ tính cách, chỗ ngồi, nhà ở đâu, bố mẹ làm gì, thậm chí nhớ cả có mấy anh chị em. 

Nhớ những câu chuyện mà chỉ có họ mới biết, chỉ có họ mới hiểu. 

Mẹ chuyển sang nói tiếng quê khiến nhiều khi mấy chị em và cả con bé cháu ngoại lại cười lích rích, bà ngoại nói tiếng Nghệ An kìa, rồi tập tành nói theo.  Cả nhà dường như cũng vui lây, háo hức lây theo mẹ.

Ngày mẹ về quê, trông mẹ háo hức như cô bé được đi du lịch lần đầu trong đời, dẫu rằng trong mấy mươi năm công tác, mẹ đã được đi khắp mọi miền đất nước.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Họp lớp về, mẹ vui lắm. Mẹ kể mấy mươi năm mới được gặp lại bạn cũ, tay bắt mặt mừng, cứ khóc rồi cười như trẻ nhỏ. 

Nhiều bạn khá giả, cũng có người vẫn khó khăn, tất bật với cuộc mưu sinh, có người bán quán nước, có người chỉ là anh chạy xe ôm, cứ ngập ngừng mãi không dám bước vào nhà hàng tổ chức tiệc. Nhưng bạn bè đã dang rộng vòng tay, mỗi người đã giấu nỗi xót xa để tỏ ra thoải mái như bình thường để bạn bớt chạnh lòng.

Rồi sau buổi họp mặt, những người có điều kiện hơn lại góp một khoản tiền giúp bạn, nhưng đến nhà để trao riêng chứ không trao tại buổi họp vì sợ bạn tủi thân. 

Tôi nghĩ, những buổi họp lớp như thế, rõ ràng không có khoảng cách của tiền tài, danh vọng hay địa vị. 

Chỉ là những cô cậu học trò cách đây mấy mươi năm một lần nữa ngồi lại bên nhau. Cùng sống lại lứa tuổi tươi đẹp nhất của đời người. 

Và để rồi yêu thương gần lại với yêu thương, như những người bạn đã cũng chia sẻ những buôn vui học trò, họ lại sẻ chia cùng nhau những vui buồn, khó nhọc của đời người. 

Những buổi họp lớp như thế, có lẽ là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu của những người trẻ như chúng tôi.

Bạn đọcTrần Thị Hằng Nga

Về quê họp lớp, mẹ tôi háo hức như đi du lịch lần đầu

 - Tôi xin tham gia một câu chuyện họp lớp của mẹ tôi. Chuyện của bà có lẽ là niềm mơ ước của bọn trẻ như chúng tôi. 

Mẹ tôi thuộc thế hệ 6X đời đầu. Ngày xưa, mẹ tôi học trường Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh (Nghệ An), một ngôi trường mà theo mẹ tôi kể là toàn người học giỏi, thành đạt, làm to. Không ít cựu học sinh trường giờ làm lên đến Bộ trưởng, Thứ trưởng, lãnh đạo cấp cao của tỉnh. 

Và tất nhiên, nhiều cựu học sinh cũng rất giàu có. Lớp của mẹ tôi cũng không ngoại lệ, nhiều người bạn mẹ rất giàu có và thành đạt.
Thế hệ của mẹ ngày ấy còn khó khăn lắm nên đa số bạn bè sau khi tốt nghiệp đều rời quê đi tìm vận may, nhiều người làm nên danh vọng và địa vị ở những vùng đất xa lạ. 

Mẹ tôi cũng lưu lạc đến tận An Giang, một tỉnh miền Tây xa lắc. 

Mấy mươi năm lăn lộn với cuộc mưu sinh, cũng chẳng mấy khi có dịp về thăm quê chứ đừng nói đến việc bạn bè gặp gỡ, hàn huyên.

Nhiều người mất liên lạc từ lúc tốt nghiệp đến giờ. Họp lớp thật ra cũng chỉ có nhóm bạn trên dưới 10 người vẫn sống và làm việc ở quê nhà. 

Vậy mà mới năm ngoái đây thôi, khi mọi người đã khá ổn định về kinh tế, con cái đã lớn, có công việc và sự nghiệp riêng, mọi người mới nghĩ đến chuyện tập hợp những bạn bè cũng cùng hẹn ngày về quê họp lớp. Kế hoạch được lên trước hơn 1 năm, ban liên lạc là lớp trưởng, cũng là người vẫn sống ở quê.

Còn vài tháng đến ngày họp, mẹ đã đặt vé máy bay về quê, vì đặt sớm sẽ được vé giá rẻ. 

Rồi thì điện thoại cứ réo liên tục suốt ngày, câu nói quen thuộc lại là: "Ai đấy? Đứa mô hè! Chớ mi giờ làm chi rồi, mấy đứa con rồi? Nhớ sao không hè? Mi là con X ngồi bàn 2 cạnh thằng Y chứ gì? Tau với mi toàn đi ôn bài đêm ở khu Quang Trung… ".

Những câu chuyện tưởng như dài bất tận. Mẹ tôi dường như trẻ hơn đến mấy chục tuổi, trở về cái thời 16 - 17 hồn nhiên ngày xưa. 

Mà nghĩ cũng lạ, mấy chục năm mà ngừoi nào cũng nhớ rõ về nhau, từ tính cách, chỗ ngồi, nhà ở đâu, bố mẹ làm gì, thậm chí nhớ cả có mấy anh chị em. 

Nhớ những câu chuyện mà chỉ có họ mới biết, chỉ có họ mới hiểu. 

Mẹ chuyển sang nói tiếng quê khiến nhiều khi mấy chị em và cả con bé cháu ngoại lại cười lích rích, bà ngoại nói tiếng Nghệ An kìa, rồi tập tành nói theo.  Cả nhà dường như cũng vui lây, háo hức lây theo mẹ.

Ngày mẹ về quê, trông mẹ háo hức như cô bé được đi du lịch lần đầu trong đời, dẫu rằng trong mấy mươi năm công tác, mẹ đã được đi khắp mọi miền đất nước.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét