- Trang chủ
- >> Tin tức trong ngày
TIN TUC TRONG NGAY | TIN THẾ GIỚI | GIA VANGĐối thoại với đại gia làm đám cưới "khủng" ở Bạc Liêu
Thứ Năm, ngày 24/12/2015 09:30 AM (GMT+7)“Đừng nghĩ tôi xài hoang. Tôi chi tiêu rất tiết kiệm, rất chặt chẽ; cái gì đáng làm, đáng chi thì mới chi. Nếu không thì chúng tôi không được như hôm nay”.Trang cập nhật Tin tức 24hNgày 23.12, chúng tôi gặp vợ chồng ông Lê Thanh Bạch, bà Lý Thị Thùy Linh trong cơ ngơi khang trang của vợ chồng ông bà tại ấp Khúc Tréo (xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Dù vẫn còn khá mệt vì đám cưới con vừa kết thúc nhưng ông bà vẫn vui vẻ trò chuyện.
“Chúng tôi không chơi nổi”
. Phóng viên: Thưa ông, có quá nhiều thông tin về lễ cưới của gia đình trên các phương tiện truyền thông, ông có cảm thấy bị sốc?
+ Ông Lê Thanh Bạch: Gia đình tôi rất cởi mở, cũng không cảm thấy sốc vì những việc đó đúng là việc mình đã làm. Những gì báo Pháp Luật TP.HCMthông tin là đúng. Còn một số báo khác thì tôi không biết. Chúng tôi tổ chức đám cưới trong niềm vui chung của cả xóm, mừng cho hai cháu. Ai ở xã này đều không lạ gì gia đình tôi nên nói gia đình tôi chơi nổi là không hiểu về chúng tôi.
. Ông bà nói rằng mọi khâu thiết kế, trang trí đều do gia đình tự làm, vậy vì sao chi phí lại lên đến 600 triệu đồng cho cái rạp cưới?
+ Ông Lê Thanh Bạch: Đó là chi phí để bỏ ra mua các nguyên vật liệu dựng rạp. Toàn bộ chúng tôi đều mua hết vì đã có dự tính làm rạp để luôn cho bà con tham quan, vui chơi, sinh hoạt. Sắt thép để làm bộ khung với diện tích 3.000 m2 chắc chắn không phải số tiền nhỏ. Rồi hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED cho diện tích này, sân khấu, vải voan… Mấy đối tác làm ăn của tôi từ Sài Gòn về, nhìn rạp cưới đều không tin tôi làm với giá 600 triệu đồng. Họ nói nếu thuê mướn đơn vị thiết kế thì phải cả tỉ đồng mới được. Tính ra do nhân công nhà, thêm vợ chồng con cái cùng đồng lòng hiệp lực để làm nên đã tiết kiệm được một khoản đáng kể (cười).
. Với những chi phí mà ông bà phải bỏ ra để làm rạp cưới, thuê ca sĩ và các khoản khác, nhiều người cho rằng đám cưới quá xa xỉ và hoang phí, ông bà nghĩ sao?
+ Bà Lý Thị Thùy Linh: Đúng là chúng tôi bỏ nhiều tiền để tổ chức đám cưới. Nhưng đó là món quà mà cha mẹ nào cũng mong muốn trao tặng cho con. Hơn nữa, việc làm rạp cưới kiên cố là chúng tôi có mục đích rõ ràng.
Cái rạp này là ý tưởng của ông xã tôi và đứa con gái nhưng trên hết là ấp ủ ước mơ của anh Bạch. Ảnh luôn muốn làm được một nơi có thể để cho bà con trong xã đến vui chơi, sinh hoạt văn hóa. Chúng tôi ở đây là vùng xa, không phải trung tâm của thị xã Giá Rai, càng xa trung tâm tỉnh Bạc Liêu. Đời sống hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí của bà con rất hạn chế, thiệt thòi rất nhiều. Cái rạp cưới này cũng là để cho bà con tới sinh hoạt, trẻ em tới vui chơi, chụp ảnh, tham quan. Vợ chồng tôi sẽ trang trí lại, mang thêm cây cảnh vào trang trí với đèn LED cho đẹp. Những thứ đó kết hợp với khu công viên rộng 7 ha của gia đình thì bà con tham quan thoải mái. Ngoài ra, khi gần đến tết Nguyên đán, anh Bạch dự tính sẽ cho bà con ở xã vô trong khu vực này chưng hoa kiểng, trái cây bán tết.
Vợ chồng ông Lê Thanh Bạch, bà Lý Thị Thùy Linh. Ảnh: MNMột góc sảnh cưới. Ảnh: MNMặt trước của rạp cưới. Ảnh: MN
Tự “cày” như con nhà nghèo
. Có vẻ như ông bà rất cưng con?
+ Bà Lý Thị Thùy Linh: Vợ chồng tôi thương con nhưng không chiều con đâu.
Khi đưa thằng Vũ (chú rể - anh Lê Lý Huy Vũ) đi du học (sau khi học hết cấp 3), vợ chồng tôi chỉ đưa con sang Úc, đóng học phí cho con và lo chỗ ở để học. Còn lại các khoản sinh hoạt phí thì thằng Vũ đều phải tự mình xoay xở. Thằng Vũ đã làm đủ nghề để có tiền trang trải việc học, từ phục vụ quán ăn, khuân vác ở hãng xưởng và vô vàn công việc khác. Không ai ở khu vực thằng Vũ ở nghĩ rằng nó là con một đại gia thứ thiệt. Ngay cả cô con dâu tôi, là bạn học cùng trường với thằng Vũ, cũng chỉ biết rồi yêu thằng Vũ từ sự đồng cảm. Con dâu tôi không hề biết gia thế của gia đình cho đến khi thằng Vũ ngỏ lời cưới và ba mẹ hai bên tiến tới nói chuyện.
Còn khi vợ chồng tôi sang Úc mua hẳn một nhà hàng để cho con trai kinh doanh với giá 750.000 USD, mua thêm một căn hộ 700.000 USD làm quà cưới cho vợ chồng con trai thì mọi người bên Úc mới vỡ lẽ. Họ kháo nhau cái thằng “Tí ù” (tên thân mật của thằng Vũ) hồi giờ tưởng nó là con nhà nghèo, thấy đi học, đi làm kiếm tiền túi bụi, hổng dè nhà nó giàu dữ.
. Sao ông bà lại có thể chấp nhận để con tự “cày” như vậy?
+ Bà Lý Thị Thùy Linh: Mình có điều kiện mà để con mình phải tự bươn chải ở xứ người, nhiều lúc hai vợ chồng xót ruột lắm nhưng phải cắn răng chịu vì muốn dạy cho con biết giá trị đồng tiền, để con trưởng thành. Được cái các con đều ngoan, hiểu chuyện. Trước khi được cha mẹ mua nhà hàng, thằng Vũ đã đi làm thêm bên Úc rồi để dành tiền, mua được một phần hùn của một nhà hàng bên đó. Giây phút thằng Vũ điện thoại về khoe, vợ chồng tôi hiểu rằng đã có thể mạnh dạn giao cho con kinh doanh những tài sản lớn. Do thằng Vũ học về quản lý nhà hàng, khách sạn nên chúng tôi cũng không cưỡng ép con phải theo nghề của gia đình. Chồng tôi kỳ vọng ở cô con gái thứ hai, Lê Thanh Nhi 20 tuổi, hướng đến việc sẽ cho cháu tiếp quản cơ ngơi của gia đình tại xã Tân Phong, thị xã Giá Rai.
. Không ít đại gia nợ nần chồng chất nhưng cũng chi đẹp để chơi nổi, làm cho hoành tráng, ông nghĩ gì về điều này?
+ Ông Lê Thanh Bạch: (Cười) Tôi nghĩ để chi phí cho một đám cưới lớn, nếu không có tiền mà làm thì khác nào tự sát, không sớm thì muộn cũng tiêu. Tôi tổ chức đám cưới con như vầy, đừng nghĩ tôi tiêu xài hoang phí. Tôi là người chi tiêu rất tiết kiệm, rất chặt chẽ. Gia đình tôi cũng vậy. Nhưng cái gì đáng làm, đáng chi thì mới chi. Nếu không gia đình tôi, công ty tôi không được như hôm nay.
Ai cũng quý gia đình ông Bạch
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Nam Quân, Bí thư Đảng ủy xã Tân Phong, cho biết Công ty Bạch Linh của gia đình ông Lê Thanh Bạch là một doanh nghiệp có uy tín tại xã. Đối với công nhân, họ rất được lòng vì chăm lo tốt cho đời sống của anh em. Đối với địa phương, ông Bạch - bà Linh là những người có nhiều đóng góp cho quỹ an sinh xã hội của địa phương. Bất cứ vận động nào cũng không từ chối.
“Riêng vấn đề tổ chức đám cưới, do anh Bạch có thông báo trước, xét thấy không ảnh hưởng gì thuần phong mỹ tục, mọi việc cưới tiệc diễn ra trong an ninh trật tự nên địa phương cũng không có ý kiến gì. Còn chuyện rạp cưới anh chị Bạch tính để cho người dân đến vui chơi, mua bán thì xã rất ủng hộ, sẽ cùng với công ty giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực đó. Trước đây, Công ty Bạch Linh cũng đã cho nhiều người khó khăn được buôn bán, sinh nhai xung quanh khu vực đất của gia đình mà không lấy tiền” - ông Quân chia sẻ.
Còn bà Nguyễn Thị Ngọc, một hàng xóm của gia đình ông Bạch, bộc bạch: “Bà con khu vực chợ này mấy hôm nay vui như tết. Cái đám cưới nhà ông Bạch - bà Linh hoành tráng, có ca nhạc nên ai cũng trông chờ để đi coi. Mà gia đình họ hồi nào giờ tốt với người nghèo lắm, thường xuyên giúp đỡ cho những trường hợp khó khăn nên nhiều người quý mến”.
Món quà cưới gần 46 tỉ đồng
Trong những ngày qua, người dân ở xã Tân Phong (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) xôn xao về đám cưới “có một không hai” vì to chưa từng thấy ở khu vực này của gia đình ông Lê Thanh Bạch.
Gia đình chi hơn 600 triệu đồng để dựng rạp. Rạp tọa lạc trên phần đất rộng 3.000 m2, phải cần trung bình 20 người thợ thực hiện trong vòng một tháng để hoàn thành. Gia đình chú rể còn mừng cưới cho con trai và con dâu là một căn hộ trị giá 700.000 USD (gần 16 tỉ đồng) và 30 tỉ đồng.
Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ
-
3:21 PM 24/01/2015#1
Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm.
Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.
Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.
Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.
Bài trí bàn thờ Tết Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).
Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...
Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ. -
Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ
-
3:21 PM 24/01/2015#1
Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm.
Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.
Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.
Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.
Bài trí bàn thờ Tết Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).
Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...
Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ. -
Theo Minh Ngọc (Pháp luật TP.HCM)- Trang chủ
- >> Tin tức trong ngày
TIN TUC TRONG NGAY | TIN THẾ GIỚI | GIA VANGĐối thoại với đại gia làm đám cưới "khủng" ở Bạc Liêu
Thứ Năm, ngày 24/12/2015 09:30 AM (GMT+7)“Đừng nghĩ tôi xài hoang. Tôi chi tiêu rất tiết kiệm, rất chặt chẽ; cái gì đáng làm, đáng chi thì mới chi. Nếu không thì chúng tôi không được như hôm nay”.Trang cập nhật Tin tức 24hNgày 23.12, chúng tôi gặp vợ chồng ông Lê Thanh Bạch, bà Lý Thị Thùy Linh trong cơ ngơi khang trang của vợ chồng ông bà tại ấp Khúc Tréo (xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Dù vẫn còn khá mệt vì đám cưới con vừa kết thúc nhưng ông bà vẫn vui vẻ trò chuyện.
“Chúng tôi không chơi nổi”
. Phóng viên: Thưa ông, có quá nhiều thông tin về lễ cưới của gia đình trên các phương tiện truyền thông, ông có cảm thấy bị sốc?
+ Ông Lê Thanh Bạch: Gia đình tôi rất cởi mở, cũng không cảm thấy sốc vì những việc đó đúng là việc mình đã làm. Những gì báo Pháp Luật TP.HCMthông tin là đúng. Còn một số báo khác thì tôi không biết. Chúng tôi tổ chức đám cưới trong niềm vui chung của cả xóm, mừng cho hai cháu. Ai ở xã này đều không lạ gì gia đình tôi nên nói gia đình tôi chơi nổi là không hiểu về chúng tôi.
. Ông bà nói rằng mọi khâu thiết kế, trang trí đều do gia đình tự làm, vậy vì sao chi phí lại lên đến 600 triệu đồng cho cái rạp cưới?
+ Ông Lê Thanh Bạch: Đó là chi phí để bỏ ra mua các nguyên vật liệu dựng rạp. Toàn bộ chúng tôi đều mua hết vì đã có dự tính làm rạp để luôn cho bà con tham quan, vui chơi, sinh hoạt. Sắt thép để làm bộ khung với diện tích 3.000 m2 chắc chắn không phải số tiền nhỏ. Rồi hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED cho diện tích này, sân khấu, vải voan… Mấy đối tác làm ăn của tôi từ Sài Gòn về, nhìn rạp cưới đều không tin tôi làm với giá 600 triệu đồng. Họ nói nếu thuê mướn đơn vị thiết kế thì phải cả tỉ đồng mới được. Tính ra do nhân công nhà, thêm vợ chồng con cái cùng đồng lòng hiệp lực để làm nên đã tiết kiệm được một khoản đáng kể (cười).
. Với những chi phí mà ông bà phải bỏ ra để làm rạp cưới, thuê ca sĩ và các khoản khác, nhiều người cho rằng đám cưới quá xa xỉ và hoang phí, ông bà nghĩ sao?
+ Bà Lý Thị Thùy Linh: Đúng là chúng tôi bỏ nhiều tiền để tổ chức đám cưới. Nhưng đó là món quà mà cha mẹ nào cũng mong muốn trao tặng cho con. Hơn nữa, việc làm rạp cưới kiên cố là chúng tôi có mục đích rõ ràng.
Cái rạp này là ý tưởng của ông xã tôi và đứa con gái nhưng trên hết là ấp ủ ước mơ của anh Bạch. Ảnh luôn muốn làm được một nơi có thể để cho bà con trong xã đến vui chơi, sinh hoạt văn hóa. Chúng tôi ở đây là vùng xa, không phải trung tâm của thị xã Giá Rai, càng xa trung tâm tỉnh Bạc Liêu. Đời sống hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí của bà con rất hạn chế, thiệt thòi rất nhiều. Cái rạp cưới này cũng là để cho bà con tới sinh hoạt, trẻ em tới vui chơi, chụp ảnh, tham quan. Vợ chồng tôi sẽ trang trí lại, mang thêm cây cảnh vào trang trí với đèn LED cho đẹp. Những thứ đó kết hợp với khu công viên rộng 7 ha của gia đình thì bà con tham quan thoải mái. Ngoài ra, khi gần đến tết Nguyên đán, anh Bạch dự tính sẽ cho bà con ở xã vô trong khu vực này chưng hoa kiểng, trái cây bán tết.
Vợ chồng ông Lê Thanh Bạch, bà Lý Thị Thùy Linh. Ảnh: MNMột góc sảnh cưới. Ảnh: MNMặt trước của rạp cưới. Ảnh: MN
Tự “cày” như con nhà nghèo
. Có vẻ như ông bà rất cưng con?
+ Bà Lý Thị Thùy Linh: Vợ chồng tôi thương con nhưng không chiều con đâu.
Khi đưa thằng Vũ (chú rể - anh Lê Lý Huy Vũ) đi du học (sau khi học hết cấp 3), vợ chồng tôi chỉ đưa con sang Úc, đóng học phí cho con và lo chỗ ở để học. Còn lại các khoản sinh hoạt phí thì thằng Vũ đều phải tự mình xoay xở. Thằng Vũ đã làm đủ nghề để có tiền trang trải việc học, từ phục vụ quán ăn, khuân vác ở hãng xưởng và vô vàn công việc khác. Không ai ở khu vực thằng Vũ ở nghĩ rằng nó là con một đại gia thứ thiệt. Ngay cả cô con dâu tôi, là bạn học cùng trường với thằng Vũ, cũng chỉ biết rồi yêu thằng Vũ từ sự đồng cảm. Con dâu tôi không hề biết gia thế của gia đình cho đến khi thằng Vũ ngỏ lời cưới và ba mẹ hai bên tiến tới nói chuyện.
Còn khi vợ chồng tôi sang Úc mua hẳn một nhà hàng để cho con trai kinh doanh với giá 750.000 USD, mua thêm một căn hộ 700.000 USD làm quà cưới cho vợ chồng con trai thì mọi người bên Úc mới vỡ lẽ. Họ kháo nhau cái thằng “Tí ù” (tên thân mật của thằng Vũ) hồi giờ tưởng nó là con nhà nghèo, thấy đi học, đi làm kiếm tiền túi bụi, hổng dè nhà nó giàu dữ.
. Sao ông bà lại có thể chấp nhận để con tự “cày” như vậy?
+ Bà Lý Thị Thùy Linh: Mình có điều kiện mà để con mình phải tự bươn chải ở xứ người, nhiều lúc hai vợ chồng xót ruột lắm nhưng phải cắn răng chịu vì muốn dạy cho con biết giá trị đồng tiền, để con trưởng thành. Được cái các con đều ngoan, hiểu chuyện. Trước khi được cha mẹ mua nhà hàng, thằng Vũ đã đi làm thêm bên Úc rồi để dành tiền, mua được một phần hùn của một nhà hàng bên đó. Giây phút thằng Vũ điện thoại về khoe, vợ chồng tôi hiểu rằng đã có thể mạnh dạn giao cho con kinh doanh những tài sản lớn. Do thằng Vũ học về quản lý nhà hàng, khách sạn nên chúng tôi cũng không cưỡng ép con phải theo nghề của gia đình. Chồng tôi kỳ vọng ở cô con gái thứ hai, Lê Thanh Nhi 20 tuổi, hướng đến việc sẽ cho cháu tiếp quản cơ ngơi của gia đình tại xã Tân Phong, thị xã Giá Rai.
. Không ít đại gia nợ nần chồng chất nhưng cũng chi đẹp để chơi nổi, làm cho hoành tráng, ông nghĩ gì về điều này?
+ Ông Lê Thanh Bạch: (Cười) Tôi nghĩ để chi phí cho một đám cưới lớn, nếu không có tiền mà làm thì khác nào tự sát, không sớm thì muộn cũng tiêu. Tôi tổ chức đám cưới con như vầy, đừng nghĩ tôi tiêu xài hoang phí. Tôi là người chi tiêu rất tiết kiệm, rất chặt chẽ. Gia đình tôi cũng vậy. Nhưng cái gì đáng làm, đáng chi thì mới chi. Nếu không gia đình tôi, công ty tôi không được như hôm nay.
Ai cũng quý gia đình ông Bạch
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Nam Quân, Bí thư Đảng ủy xã Tân Phong, cho biết Công ty Bạch Linh của gia đình ông Lê Thanh Bạch là một doanh nghiệp có uy tín tại xã. Đối với công nhân, họ rất được lòng vì chăm lo tốt cho đời sống của anh em. Đối với địa phương, ông Bạch - bà Linh là những người có nhiều đóng góp cho quỹ an sinh xã hội của địa phương. Bất cứ vận động nào cũng không từ chối.
“Riêng vấn đề tổ chức đám cưới, do anh Bạch có thông báo trước, xét thấy không ảnh hưởng gì thuần phong mỹ tục, mọi việc cưới tiệc diễn ra trong an ninh trật tự nên địa phương cũng không có ý kiến gì. Còn chuyện rạp cưới anh chị Bạch tính để cho người dân đến vui chơi, mua bán thì xã rất ủng hộ, sẽ cùng với công ty giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực đó. Trước đây, Công ty Bạch Linh cũng đã cho nhiều người khó khăn được buôn bán, sinh nhai xung quanh khu vực đất của gia đình mà không lấy tiền” - ông Quân chia sẻ.
Còn bà Nguyễn Thị Ngọc, một hàng xóm của gia đình ông Bạch, bộc bạch: “Bà con khu vực chợ này mấy hôm nay vui như tết. Cái đám cưới nhà ông Bạch - bà Linh hoành tráng, có ca nhạc nên ai cũng trông chờ để đi coi. Mà gia đình họ hồi nào giờ tốt với người nghèo lắm, thường xuyên giúp đỡ cho những trường hợp khó khăn nên nhiều người quý mến”.
Món quà cưới gần 46 tỉ đồng
Trong những ngày qua, người dân ở xã Tân Phong (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) xôn xao về đám cưới “có một không hai” vì to chưa từng thấy ở khu vực này của gia đình ông Lê Thanh Bạch.
Gia đình chi hơn 600 triệu đồng để dựng rạp. Rạp tọa lạc trên phần đất rộng 3.000 m2, phải cần trung bình 20 người thợ thực hiện trong vòng một tháng để hoàn thành. Gia đình chú rể còn mừng cưới cho con trai và con dâu là một căn hộ trị giá 700.000 USD (gần 16 tỉ đồng) và 30 tỉ đồng.
Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ
-
3:21 PM 24/01/2015#1
Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm.
Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.
Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.
Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.
Bài trí bàn thờ Tết Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).
Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...
Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ. -
Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ
-
3:21 PM 24/01/2015#1
Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm.
Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.
Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.
Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.
Bài trí bàn thờ Tết Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).
Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...
Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ. -
Theo Minh Ngọc (Pháp luật TP.HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét