Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Nhắc nhau giữ gìn truyền thống

                     Nhắc nhau giữ gìn truyền thống
                                   GIÁO GIỚI VIỆT NAM

                Ngày 17 tháng 12 vừa qua, Hội Cựu Giáo Chức xã Hoài Thượng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015, bàn PHNV năm 2016; trao Kỷ Niệm Chương của Hội CGC Việt Nam cho các cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho công tác Hội.
            Đến dự có các đ/c Nguyễn Phấn Thuật - BT Đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã; đ/c Nguyễn Đăng Biên - Phó Bí thư Đảng bộ; nhiều đ/c lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương cùng đông đảo hội viên trong toàn xã.

            Hội CGC xã Hoài Thượng hiện nay có gần 100 hội viên là các thầy cô giáo đã từng dạy học và phục vụ cho ngành nay được về nghỉ theo chế độ, trong đó có nhiều cựu giáo chức đã tham gia công tác quản lý giáo dục từ Giám đốc Sở đến Hiệu trưởng, hiệu phó các Trường THPT, THCS, Tiểu học và Mầm Non. Có các thầy giáo giảng dạy ở các Trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp ( kể cả các trường trong và ngoài quân đội).

            Là một tổ chức cơ sở có số hội viên đông thứ nhì huyện, Hội CGC xã biên chế hội viên thành 4 chi hội, trong đó Chi hội Đại Mãocó số hội viên đông nhất là 64 người. Nhiều hội viên  đang trực tiếp tham gia các chức danh công tác Đảng, chính quyền , các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội : Hiện đ/c Lê Nho Tài CT Hội CGC xã,   đ/c Ngô Xuân Vui là BT chi bộ thôn Đông Miếu, đ/c Nguyễn Hữu Ngư là tổ trưởng tổ Đảng chi bộ Đại Mão, đ/c Nguyễn Hữu Kim chủ nhiệm CLB Thơ ca, đ/c Lê Nho Thu CN Thư viện thôn, đ/c Trịnh Đức Khái tham gia Ban CN Thư viện và Ban Nghi Lễ Đình làng. Trong 11 ủy viên BCH Chi hội NCT thôn mới bổ xung ngày 14 tháng 12 vừa qua 3 đ/c hội viên CGC tham gia. Hoạt động tín ngưỡng Tại Chùa các cô cũng tham gia tích cực. Nhiều hội viên là đảng viên, còn tham gia các tổ chức chính trị xã hội khác như Hội Cựu Chiến Binh, TNXP,Phụ Nữ và đông nhất là Hội NCT.

                Đánh giá về công tác tư tưởng, hội nghị nhận định: Trên cơ sở Điều lệ Hội, là những người nhiều tuổi đã nghỉ hưu, theo phương châm sống của Người Cao tuổi là sống vui, sống khỏe, sống có ích cho bản thân, gia đình, xã hội; tham gia học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống của giáo giới Việt Nam; Chi hội đã xây dựng tốt khối đoàn kết thống nhất, phấn đấu xây dựng Hội ngày cảng vững mạnh.  Hoạt động với tinh thần  “ Đoàn kết - Chăm sóc - Trách nhiệm” các chi hội đều xác định : Đoàn kết trong Chi hội, không mâu thuẫn nội bộ, đoàn kết với các tổ chức khác, bảo vệ danh dự hội, danh dự nhà giáo. Chăm sóc cho hội viên, động viên người khác, động viên con cháu trong gia đình, làng xã…Sống có trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng và công việc của Hội.

Tham gia hoạt động  đóng góp cho sự nghiệp giáo dục  tại địa phương. Các đ/c hội viên đều tích cực tham gia công tác khuyến học ở các dòng họ như: tham gia đóng góp xây dựng Quỹ, tham mưu với các dòng họ động viên con cháu học tập, rèn luyện, tổ chức tham quan động viên khen thưởng các cháu, tiêu biểu là các hội viên thuộc các dòng họ Lê Nho như đ/c Lê Nho Thu, Lê Nho Nùng, Lê Nho Thấm, Lê Nho Bá, Lê Thị Nụ, Lê nho Tài, Nguyễn Thị Là, Lưu Thị Đính, Nguyễn Thị Thẩm…hay ở họ Nguyễn Hữu như đ/c Nguyễn Hữu Kim, Nguyễn hữu Chế, Nguyễn Hữu Ngư , Nguyễn Thị Sen…ở họ Nguyễn Đình có các đ/c Nguyễn Đình Ninh, Lê Thị Lượng…ở họ Lê Doãn có các đ/c Lê Doãn Mạ, Lê Doãn Đằng vv… Ủng hộ Quỹ Khuyến học, mức độ còn khiêm tốn, nhưng cựu giáo chức luôn là những người đầu tiên  trong các dòng họ. Tham gia xây dựng Quỹ Khuyến học của Hội  CGC xã, toàn thể hội viên đều tham gia đóng góp Quỹ theo chủ trương của BCH Hội CGC xã. Số tiền không lớn nhưng được sử dụng động viên hiệu quả các em khối lớp 1 Trường Tiểu học và các em học sinh có khó khăn ở trường cấp II, mang ý nghĩa là tấm lòng của người thầy đã về hưu với các cháu.

Tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ở thôn, xã : Tuy việc tổ chức SH Hội còn chưa nhiều, nhưng  cá nhân từng hội viên đều tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Các hội viên hội CGC đều gương mẫu thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. ít nhiều có liên quan đến việc giao thu sản phẩm của địa phương, đều đã chấp hành tốt, không ai trây ỳ, nợ đọng với địa phương. Đa số hội viên là những người gương mẫu thực hiện và vận động quần chúng thực hiện Quy ước làng Văn hóa và các quy định,  quy ước của địa phương.

Hội viên các chi hội đều tích cực tham gia các công việc chung như tham gia các hoạt động lễ hội của làng, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa Đình Đại Mão, tiêu biểu là các đ/c: Nguyễn Hữu Chế, Nguyễn Hữu Kim, Lê Nho Bá, Lê Doãn Mạ… Nhiều gia đình hội viên tham gia đóng góp hảo tâm xây dựng Cổng Đình và khu Di tích Lịch sử ở địa phương.Tham gia các phong trào và các cuộc vận động Đền ơn đáp nghĩa, Vì trẻ em, Khuyến học, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ Quỹ Vì người nghèo : 100% số gia đình hội viên tham gia. Nhiều đ/c tích cực tham gia các đoàn vận động như  đ/c Ngạn, Đính, Sen, Là, Chế…
 Chăm lo đời sống tinh thần vật chất của hội viên,xây dựng quản lý phát huy các loại quỹ hội: Năm 2015 riêng chi hội Đại Mão đã đóng góp thêm chân quỹ thêm 100.000 đ/ người ( trước đã đóng 100.000 đ)  để gửi tiết kiệm lấy lãi, thêm phần kinh phí cho hoạt động của chi hội. Hiện tổng số tiền góp chân quỹ là: 65 hội viên  x 200.000đ = 13.000.000 đ. Quan tâm thăm hỏi  khi hội viên và thân nhân hoạn nạn, ốm đau, qua đời:  Trong dịp Tết chi hội Đại Mão đã đến thăm chúc mừng 02 thầy cô 80 tuổi ( Đ/c Kim, Đằng), 02 thầy cô 70 tuổi ( Đ/c Thẩm, Tuất);  01 cô 60 tuổi ( đ/c Dinh). Cùng BCH Hội xã thăm 2 CGC ( Cụ Trần Đăng Lộc, cụ Nguyễn Hữu Ngọc, thăm BMVN anh hùng là mẹ LS nhà giáo 100 tuổi). Nhân dịp 20-11-2015, Chi hội Đại Mão thăm hỏi cụ Ngọc tuổi cao nhất và đ/c Lê Thị Hường bị tai nạn phải đi viện.Toàn Hội tổ chức tham gia viếng và đưa tang đ/c Dinh (BCH Hội xã và Chi hội Thượng Trì chủ trì).Thăm hỏi gia đình và  Hội viên thuộc diện chính sách nhân ngày 27/7: Đ/c Ninh, Bá, Mạ và 3 GĐ LS : Cụ Tải, cụ Ngọc, bà Điền, GĐ ông Tiễu. Năm 2015 thăm 02 trường hợp đ/c Khuyên, Hường. Tham gia xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương cho 41 đ/c hội viên trong Chi hội.
             Tổ chức vận động các hội viên tham gia câu lạc bộ thơ, sáng tác thơ: Hiện có 8 đ/c:  Kim, Nùng, Tài, Đằng, Bá, Khái, Huy, Tuy, Đính…trong đó có 3 đ/c Kim, Tài, Nùng là hội viên CLB Thơ Việt Nam có nhiều bài được đăng trên các Tuyển thơ của các NXB Trung ương. Nhiều hội  viên tích cực tham gia chơi bóng bàn, cầu lông, thể dục dưỡng sinh… góp phần bồi dưỡng kiến  thức,  sức khỏe cho Hội viên. Tiêu biểu là đ/c Nguyễn Thị Là, Lưu Thị Đính, Lê Nho Tuy, Lê Nho Thu, Lê Nho Tài, Nguyễn Thị Sen, Nguyễn Thị Toan, Đỗ Thị Bảo, Lưu Thị Đính… Đ/c Lê Thị Nhị  đã hướng dẫn nhiều người  học TD dưỡng sinh.
            Các hội viên CGC đã tích cực tham gia vận động thành lập và tham gia quản lý Thư viện Đại Mão như đ/c Lê Nho Thu, Lê Đình Ngạn, Trịnh Đức Khái, Nguyễn Hữu Chế…Các thầy đã tạo nên một thói quen đọc và làm theo sách, mottj thói quen gần như bị lãng quên với nhiều người hiện nay. Hội viên Lê Đình Ngạn lập trang mạng “ Thư Viện Giữa Làng Đại Mão Trung Thôn” – một bộ phận của Thư viện làng đã đăng tải nhiều tin và  tác phẩm văn thơ của các tác giả địa phương được bạn đọc quan tâm; hiện đã có trên 3 vạn 2 ngàn lượt  ở Việt Nam và thế giới truy cập (Mỹ - Nga - Đức - Hàn Quốc…). Ngay trong Hội CGC đã có Thơ, Văn của các đ/c Bá, Kim, Tài, Tuy, Nùng, Khái, Đằng … đăng trên trang này.Về học Hán Nôm: có các đ/c Trịnh Đức Khái, Lê Thị Vân, Lê Doãn Đằng… đã tích cực tham gia học Hán Nôm.

      Là một Hội mang tính xã hội nghề nghiệp, để hoạt động được cần phải có kinh phí. Tuy nhiên việc tổ chức đóng góp và gây Quỹ còn hạn chế - Hội đang có chủ trương vận động mọi người trong và ngoài Hội tặng quà để Hội có thêm Quỹ đảm bảo hoạt động tốt hơn.

Cũng trong Hội nghị này, hơn 40 cá nhân đã được nhận KỶ NIỆM CHƯƠNG của Hội CGC Việt Namdo có nhiều đóng góp cho công tác của Hội Cựu Giáo chức. UBND xã đã tuyên dương khen thưởng Chi hội Đại Mão và 9 hội viên có nhiều thành tích tham gia công tác Hội trong năm.

           Năm 2015 sắp qua, năm 2016 sẽ đến với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Hội viên Cựu giáo chức Hoài Thượng nhắc nhau: Tự hào với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, nay về hưu nhưng vẫn luôn cần giữ vững, phát huy truyền thống Nhà Giáo Việt Nam, tiếp tục đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng quê hương, góp phần xây dựng  và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam yêu dấu./.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.



                                                                                                                  ( TinLê Đình Ngạn)
                    Nhắc nhau giữ gìn truyền thống
                                   GIÁO GIỚI VIỆT NAM

                Ngày 17 tháng 12 vừa qua, Hội Cựu Giáo Chức xã Hoài Thượng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015, bàn PHNV năm 2016; trao Kỷ Niệm Chương của Hội CGC Việt Nam cho các cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho công tác Hội.
            Đến dự có các đ/c Nguyễn Phấn Thuật - BT Đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã; đ/c Nguyễn Đăng Biên - Phó Bí thư Đảng bộ; nhiều đ/c lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương cùng đông đảo hội viên trong toàn xã.

            Hội CGC xã Hoài Thượng hiện nay có gần 100 hội viên là các thầy cô giáo đã từng dạy học và phục vụ cho ngành nay được về nghỉ theo chế độ, trong đó có nhiều cựu giáo chức đã tham gia công tác quản lý giáo dục từ Giám đốc Sở đến Hiệu trưởng, hiệu phó các Trường THPT, THCS, Tiểu học và Mầm Non. Có các thầy giáo giảng dạy ở các Trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp ( kể cả các trường trong và ngoài quân đội).

            Là một tổ chức cơ sở có số hội viên đông thứ nhì huyện, Hội CGC xã biên chế hội viên thành 4 chi hội, trong đó Chi hội Đại Mãocó số hội viên đông nhất là 64 người. Nhiều hội viên  đang trực tiếp tham gia các chức danh công tác Đảng, chính quyền , các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội : Hiện đ/c Lê Nho Tài CT Hội CGC xã,   đ/c Ngô Xuân Vui là BT chi bộ thôn Đông Miếu, đ/c Nguyễn Hữu Ngư là tổ trưởng tổ Đảng chi bộ Đại Mão, đ/c Nguyễn Hữu Kim chủ nhiệm CLB Thơ ca, đ/c Lê Nho Thu CN Thư viện thôn, đ/c Trịnh Đức Khái tham gia Ban CN Thư viện và Ban Nghi Lễ Đình làng. Trong 11 ủy viên BCH Chi hội NCT thôn mới bổ xung ngày 14 tháng 12 vừa qua 3 đ/c hội viên CGC tham gia. Hoạt động tín ngưỡng Tại Chùa các cô cũng tham gia tích cực. Nhiều hội viên là đảng viên, còn tham gia các tổ chức chính trị xã hội khác như Hội Cựu Chiến Binh, TNXP,Phụ Nữ và đông nhất là Hội NCT.

                Đánh giá về công tác tư tưởng, hội nghị nhận định: Trên cơ sở Điều lệ Hội, là những người nhiều tuổi đã nghỉ hưu, theo phương châm sống của Người Cao tuổi là sống vui, sống khỏe, sống có ích cho bản thân, gia đình, xã hội; tham gia học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống của giáo giới Việt Nam; Chi hội đã xây dựng tốt khối đoàn kết thống nhất, phấn đấu xây dựng Hội ngày cảng vững mạnh.  Hoạt động với tinh thần  “ Đoàn kết - Chăm sóc - Trách nhiệm” các chi hội đều xác định : Đoàn kết trong Chi hội, không mâu thuẫn nội bộ, đoàn kết với các tổ chức khác, bảo vệ danh dự hội, danh dự nhà giáo. Chăm sóc cho hội viên, động viên người khác, động viên con cháu trong gia đình, làng xã…Sống có trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng và công việc của Hội.

Tham gia hoạt động  đóng góp cho sự nghiệp giáo dục  tại địa phương. Các đ/c hội viên đều tích cực tham gia công tác khuyến học ở các dòng họ như: tham gia đóng góp xây dựng Quỹ, tham mưu với các dòng họ động viên con cháu học tập, rèn luyện, tổ chức tham quan động viên khen thưởng các cháu, tiêu biểu là các hội viên thuộc các dòng họ Lê Nho như đ/c Lê Nho Thu, Lê Nho Nùng, Lê Nho Thấm, Lê Nho Bá, Lê Thị Nụ, Lê nho Tài, Nguyễn Thị Là, Lưu Thị Đính, Nguyễn Thị Thẩm…hay ở họ Nguyễn Hữu như đ/c Nguyễn Hữu Kim, Nguyễn hữu Chế, Nguyễn Hữu Ngư , Nguyễn Thị Sen…ở họ Nguyễn Đình có các đ/c Nguyễn Đình Ninh, Lê Thị Lượng…ở họ Lê Doãn có các đ/c Lê Doãn Mạ, Lê Doãn Đằng vv… Ủng hộ Quỹ Khuyến học, mức độ còn khiêm tốn, nhưng cựu giáo chức luôn là những người đầu tiên  trong các dòng họ. Tham gia xây dựng Quỹ Khuyến học của Hội  CGC xã, toàn thể hội viên đều tham gia đóng góp Quỹ theo chủ trương của BCH Hội CGC xã. Số tiền không lớn nhưng được sử dụng động viên hiệu quả các em khối lớp 1 Trường Tiểu học và các em học sinh có khó khăn ở trường cấp II, mang ý nghĩa là tấm lòng của người thầy đã về hưu với các cháu.

Tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ở thôn, xã : Tuy việc tổ chức SH Hội còn chưa nhiều, nhưng  cá nhân từng hội viên đều tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Các hội viên hội CGC đều gương mẫu thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. ít nhiều có liên quan đến việc giao thu sản phẩm của địa phương, đều đã chấp hành tốt, không ai trây ỳ, nợ đọng với địa phương. Đa số hội viên là những người gương mẫu thực hiện và vận động quần chúng thực hiện Quy ước làng Văn hóa và các quy định,  quy ước của địa phương.

Hội viên các chi hội đều tích cực tham gia các công việc chung như tham gia các hoạt động lễ hội của làng, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa Đình Đại Mão, tiêu biểu là các đ/c: Nguyễn Hữu Chế, Nguyễn Hữu Kim, Lê Nho Bá, Lê Doãn Mạ… Nhiều gia đình hội viên tham gia đóng góp hảo tâm xây dựng Cổng Đình và khu Di tích Lịch sử ở địa phương.Tham gia các phong trào và các cuộc vận động Đền ơn đáp nghĩa, Vì trẻ em, Khuyến học, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ Quỹ Vì người nghèo : 100% số gia đình hội viên tham gia. Nhiều đ/c tích cực tham gia các đoàn vận động như  đ/c Ngạn, Đính, Sen, Là, Chế…
 Chăm lo đời sống tinh thần vật chất của hội viên,xây dựng quản lý phát huy các loại quỹ hội: Năm 2015 riêng chi hội Đại Mão đã đóng góp thêm chân quỹ thêm 100.000 đ/ người ( trước đã đóng 100.000 đ)  để gửi tiết kiệm lấy lãi, thêm phần kinh phí cho hoạt động của chi hội. Hiện tổng số tiền góp chân quỹ là: 65 hội viên  x 200.000đ = 13.000.000 đ. Quan tâm thăm hỏi  khi hội viên và thân nhân hoạn nạn, ốm đau, qua đời:  Trong dịp Tết chi hội Đại Mão đã đến thăm chúc mừng 02 thầy cô 80 tuổi ( Đ/c Kim, Đằng), 02 thầy cô 70 tuổi ( Đ/c Thẩm, Tuất);  01 cô 60 tuổi ( đ/c Dinh). Cùng BCH Hội xã thăm 2 CGC ( Cụ Trần Đăng Lộc, cụ Nguyễn Hữu Ngọc, thăm BMVN anh hùng là mẹ LS nhà giáo 100 tuổi). Nhân dịp 20-11-2015, Chi hội Đại Mão thăm hỏi cụ Ngọc tuổi cao nhất và đ/c Lê Thị Hường bị tai nạn phải đi viện.Toàn Hội tổ chức tham gia viếng và đưa tang đ/c Dinh (BCH Hội xã và Chi hội Thượng Trì chủ trì).Thăm hỏi gia đình và  Hội viên thuộc diện chính sách nhân ngày 27/7: Đ/c Ninh, Bá, Mạ và 3 GĐ LS : Cụ Tải, cụ Ngọc, bà Điền, GĐ ông Tiễu. Năm 2015 thăm 02 trường hợp đ/c Khuyên, Hường. Tham gia xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương cho 41 đ/c hội viên trong Chi hội.
             Tổ chức vận động các hội viên tham gia câu lạc bộ thơ, sáng tác thơ: Hiện có 8 đ/c:  Kim, Nùng, Tài, Đằng, Bá, Khái, Huy, Tuy, Đính…trong đó có 3 đ/c Kim, Tài, Nùng là hội viên CLB Thơ Việt Nam có nhiều bài được đăng trên các Tuyển thơ của các NXB Trung ương. Nhiều hội  viên tích cực tham gia chơi bóng bàn, cầu lông, thể dục dưỡng sinh… góp phần bồi dưỡng kiến  thức,  sức khỏe cho Hội viên. Tiêu biểu là đ/c Nguyễn Thị Là, Lưu Thị Đính, Lê Nho Tuy, Lê Nho Thu, Lê Nho Tài, Nguyễn Thị Sen, Nguyễn Thị Toan, Đỗ Thị Bảo, Lưu Thị Đính… Đ/c Lê Thị Nhị  đã hướng dẫn nhiều người  học TD dưỡng sinh.
            Các hội viên CGC đã tích cực tham gia vận động thành lập và tham gia quản lý Thư viện Đại Mão như đ/c Lê Nho Thu, Lê Đình Ngạn, Trịnh Đức Khái, Nguyễn Hữu Chế…Các thầy đã tạo nên một thói quen đọc và làm theo sách, mottj thói quen gần như bị lãng quên với nhiều người hiện nay. Hội viên Lê Đình Ngạn lập trang mạng “ Thư Viện Giữa Làng Đại Mão Trung Thôn” – một bộ phận của Thư viện làng đã đăng tải nhiều tin và  tác phẩm văn thơ của các tác giả địa phương được bạn đọc quan tâm; hiện đã có trên 3 vạn 2 ngàn lượt  ở Việt Nam và thế giới truy cập (Mỹ - Nga - Đức - Hàn Quốc…). Ngay trong Hội CGC đã có Thơ, Văn của các đ/c Bá, Kim, Tài, Tuy, Nùng, Khái, Đằng … đăng trên trang này.Về học Hán Nôm: có các đ/c Trịnh Đức Khái, Lê Thị Vân, Lê Doãn Đằng… đã tích cực tham gia học Hán Nôm.

      Là một Hội mang tính xã hội nghề nghiệp, để hoạt động được cần phải có kinh phí. Tuy nhiên việc tổ chức đóng góp và gây Quỹ còn hạn chế - Hội đang có chủ trương vận động mọi người trong và ngoài Hội tặng quà để Hội có thêm Quỹ đảm bảo hoạt động tốt hơn.

Cũng trong Hội nghị này, hơn 40 cá nhân đã được nhận KỶ NIỆM CHƯƠNG của Hội CGC Việt Namdo có nhiều đóng góp cho công tác của Hội Cựu Giáo chức. UBND xã đã tuyên dương khen thưởng Chi hội Đại Mão và 9 hội viên có nhiều thành tích tham gia công tác Hội trong năm.

           Năm 2015 sắp qua, năm 2016 sẽ đến với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Hội viên Cựu giáo chức Hoài Thượng nhắc nhau: Tự hào với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, nay về hưu nhưng vẫn luôn cần giữ vững, phát huy truyền thống Nhà Giáo Việt Nam, tiếp tục đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng quê hương, góp phần xây dựng  và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam yêu dấu./.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.


                                                                                                                  ( TinLê Đình Ngạn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét