Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Á quân Olympia nêu lý do không trở về nước làm việc

Á quân Olympia nêu lý do không trở về nước làm việc

"Câu chuyện của anh Doãn Minh Đăng là một trong những lý do để một số du học sinh như chúng tôi cảm thấy mình cần có những lựa chọn khác mà không nhất thiết phải về nước làm việc."
Đường lên đỉnh Olympia, quán quân Olympia, nói xấu trên Facebook, Doãn Minh Đăng, du học,
Nguyễn Thành Vinh trong phim Phía trước là bầu trời
Nguyễn Thành Vinh là Á quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên (Ngọc Minh là quán quân). Lúc đó, Vinh là học sinh chuyên Hóa trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Sau đó, Vinh giành được học bổng của chính phủ Úc và tiếp tục con đường du học, trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam ở nước ngoài.
Vinh khá quen thuộc khi đã vào vai chàng sinh viên tên Nam trong phim truyền hình “Phía trước là bầu trời”. Hiện anh có một công việc tốt ở Úc và có một cuộc sống rất hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình ở xứ sở này.
Người làm chuyên môn cần môi trường để làm việc
Là dân Olympia mùa đầu tiên cùng với Doãn Minh Đăng. Hẳn anh có theo dõi vụ lùm xùm liên quan đến thầy Đăng với nhà trường ở Cần Thơ vừa qua chứ?
Tôi có biết vụ này từ trước và cũng có dẫn vụ việc lên facebook của mình. Nhắc đến anh Đăng hầu hết dân Olympia mùa đầu ai cũng biết và ai cũng quý anh ấy.
Anh Đăng hơn tôi một tuổi. Anh ấy trẻ trung nhiệt huyết và đã gây được một ấn tượng đặc biệt về kiến thức, tư duy. Và trên hết, anh Đăng như một người anh cả bởi sự già dặn chín chắn, với lối hành xử rất người lớn, rất đàng hoàng.
Có thể trong thành tích của cuộc thi mà chúng tôi được vinh danh, anh Đăng không có nhiều điều đáng nói nhưng những kiến thức chuyên môn sau này của anh Đăng, quả thật rất đáng nể. 
Anh ấy đi học ở Hà Lan, học Tiến sĩ rồi về nước làm việc. Chúng tôi cũng hơi bất ngờ.
Sự bất ngờ phải chăng là vì Đăng là một trong số hiếm hoi dân Olympia đi du học mà trở về còn đa số là tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài?
Cái này tôi phải nói rõ, thực ra dân Olympia có cơ hội du học bằng chương trình ấy thì chỉ có quán quân thôi. Á quân đa số phải tự xin học bổng, hoặc theo một chương trình nào đó của địa phương.
Hồi xưa tôi đi du học, tôi xin học bổng của chính phủ Úc.
Cho đến năm nay, quán quân có 15 người, không biết 2 bạn mới đã đi chưa. Nhưng Á quân, có người xin được học bổng, có người không như đa số mọi người đều nỗ lực xin học bổng đã đi du học cả và cũng không nhiều người trở về nước làm việc.
Khi chúng tôi đã đi du học, nhất là những người chọn con đường làm chuyên môn nghiên cứu thì ít ai quay về. Đó là điều tôi bất ngờ ở trường hợp của anh Đăng. Dĩ nhiên, mỗi người có một lý do để về, điều này tôi không ý kiến.
Anh có thể cho biết lý do tại sao anh không quay về?
Tôi cũng định quay về sau khi học xong đại học. Nhưng khi đó tôi nhận thấy tôi không có một cơ hội công việc nào rõ ràng cả.
Tôi vốn thích làm nghiên cứu nên tôi tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ở lại học tiếp. Rồi tôi chuyên tâm với con đường nghiên cứu giảng dạy, nên về Việt Nam khó cho tôi làm được trọn vẹn con đường tôi chọn nên tôi quyết định ở lại nước ngoài.
Có cực đoan quá không vì cũng rất nhiều người trở về và thành đạt đấy chứ, thưa anh?
Tôi vẫn nhắc lại mọi người có một lựa chọn nhưng như tôi hay anh Đăng đều chọn làm chuyên môn. Dân chuyên môn thì cần môi trường chuyên môn đúng nghĩa chứ không phải thành ông này bà nọ.
Tôi thấy suy nghĩ của tôi và cơ chế giáo dục của nước nhà không thực sự gặp nhau. Đó là lý do lớn nhất mà mỗi lần nghĩ đến chuyện quay về tôi đều cảm thấy khó có thể ổn.
Những cái tôi muốn thực hiện chắc chắn sẽ khó thực hiện, khó phù hợp. Mà khó phù hợp thì rất dễ làm mất thời gian của cả đôi bên.
Tôi đã từng tự hỏi mình rồi tự trả lời rằng nếu học xong đại học mà về ngay thì chắc chắn tôi không làm nghiên cứu nhưng nếu tốt nghiệp tiến sĩ mà về thì chắc chắn tôi sẽ theo đuổi con đường nghiên cứu.
Khi làm tiến sĩ xong, nếu tôi về chắc là dạy học ở một trường đại học nào đó. Con đường nghiên cứu chắc sẽ khó rộng mở với tôi.
Lương thì như anh cũng biết, mấy triệu một tháng. Muốn sống khỏe, muốn lo được cho gia đình thì chắc phải dạy thêm, làm thêm một số thứ như các giảng viên khác vẫn làm để kiếm thêm thu nhập thôi.
Tức là anh sợ mình bị lãng phí nếu quay về?
Lãng phí thì rõ ràng rồi. Vì chúng tôi đã bỏ hết tuổi trẻ ra để học, để đeo đuổi một con đường và muốn làm những thứ chuyên môn đúng nghĩa nhưng ở Việt Nam thì chắc chắn là khó làm được.
Nhưng còn những lý do khác. Thứ nhất, cuộc sống bên này sẽ tốt hơn cho những ai đã học xong. Gia đình tôi sẽ sống thoải mái hơn và các con tôi sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn.
Và, điều kiện, môi trường làm việc chắc chắn tốt hơn.
Bên này, tôi không phải lo lắng đến việc phải làm thêm một cái gì đó để sống cả. Làm đúng công việc của mình có thể sống khỏe, sống yên. Những người có chuyên môn chỉ cần sống với chuyên môn, không cần phải chạy đua chức tước hay gì cả.
Nên, tôi hoàn toàn hiểu lựa chọn của anh Đăng khi mà từ chối những thứ tưởng như là rất tốt đẹp mà nhà trường nơi anh ấy giảng dạy, muốn dành cho anh ấy.
Đường lên đỉnh Olympia, quán quân Olympia, nói xấu trên Facebook, Doãn Minh Đăng, du học,
Gia đình hạnh phúc của Nguyễn Thành Vinh
Nên nghĩ rộng hơn khái niệm quê hương và cống hiến
Anh có nhắc đến vợ con trong lựa chọn của anh. Phải chăng, lý do ở lại của anh còn là cả vấn đề an sinh xã hội?
Tôi phải nghĩ đến con tôi. Về mặt giáo dục, y tế và về mặt tương lai của các con nữa.
Khi người ta đưa ra khái niệm cống hiến cho đất nước, anh thấy thế nào?
Nói chung nơi nào tốt hơn thì cứ thế làm việc thôi vì trong lĩnh vực mà tôi làm việc thì làm ở đâu cũng là cống hiến. Tôi ở Mỹ hay Úc hay bất cứ nước nào thì cũng đóng góp cho nhân loại.
Đừng tự bó hẹp không gian sống của mình khi thế giới là của chung và chúng ta có những người Việt đáng tự hào khi họ thành công ở nước ngoài
Còn ủng hộ cho Việt Nam thì tôi có nhiều cách, không nhất thiết là phải về. Nếu tôi có học bổng làm Tiến sĩ thì có thể mời sinh viên Việt Nam sang. Nhóm tôi bây giờ cũng có một sinh viên Việt Nam sang làm Tiến sĩ.
Hay có những dự án liên kết với Việt Nam như dự án với viện khoa học vật liệu chẳng hạn, chúng tôi vẫn hợp tác tốt.
Còn nếu trở về để làm một người bình thường như bao nhiêu người khác và sự đóng góp của mình bị giảm thiểu đến mức thấp nhất thì tại sao phải chọn con đường trở về?
Còn nếu ai đó hỏi tôi khái niệm tình yêu quê hương trong sự trở về đó, tôi nói ngắn gọn thế này: quê hương- yêu thì vẫn yêu nhưng mà công việc và tình yêu quê hương là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Đem vào bàn cân đó còn nhiều thứ để đo đếm.
Bi kịch nhất của những người giỏi chuyên môn là không được làm chuyên môn của mình. Nhưng ai cũng nghĩ vì chưa được làm nên chưa về thì có cực đoan lắm không anh?
Tôi bắt đầu đi du học 12 năm trước và đi làm ở Đức, rồi về Úc.
Tôi cảm thấy rất thú vị với những nơi tôi đã đi qua, đã từng làm mà cái thú vị đó không phải ở vị thế của một người tự ti dân tộc mà chiêm ngưỡng cái cao sang nào đó như người ta hình dung.
Môi trường làm việc, đời sống an sinh, kiến thức xã hội… đều là những cái mới mà tôi khám phá hàng ngày và nhất là công việc mỗi ngày. Tôi được đam mê, được sáng tạo, được tuyển lựa những thế hệ sinh viên tiên tiến để truyền thụ.
Những điều này về Việt Nam chắc là khó.
Dĩ nhiên, tôi nhắc lại, mỗi người có một lựa chọn và ai cũng phải sống với lựa chọn đó. Một khi họ đã lựa chọn thì chẳng thể phán xét đó là sai hay đúng, đáng tiếc hay là không. Ai ở trong hoàn cảnh của chính họ thì mới có thể hiểu.
Đừng cướp đi nhiệt huyết của những người như anh Đăng
Vậy, nếu anh là Doãn Minh Đăng, anh sẽ làm gì, lúc này?
Tôi muốn nhấn mạnh ý này, cái đáng tiếc nhất của anh Đăng không phải là trở về hay ở lại nước ngoài, mà chính là anh đã lựa chọn như thế mà những tác động từ môi trường làm việc khiến nhiệt huyết biến mất.
Đau hơn, môi trường khiến những người như anh Đăng phải nghi ngờ chính lựa chọn của họ. Nó chẳng khác gì sự hủy hoại.
Những người đã từ bỏ cơ hội ở nước ngoài quay về nước làm việc, theo tôi, họ rất dũng cảm. Như anh Đăng, đã không được làm điều mình muốn làm mà dinh vào ba chuyện linh tinh vớ vẩn, thì mới thực sự lãng phí một con người, một con đường.
Anh có nhận xét gì về chuyện xảy ra với Doãn Minh Đăng không?
Tôi cảm thấy hơi nực cười và vô duyên, vô lý. Từ chuyện nhỏ, như đi một cuộc hội thảo vài ngày, thì từ một phó khoa bị thôi việc không cho giảng dạy nữa, chuyển qua một phòng không liên quan đến chuyên môn.
Tôi không tin nổi. Và không hiểu sao trong môi trường đại học thời nay rồi mà còn những điều như thế.

    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện
(Theo Hoàng Nguyên Vũ/Tri Thức Trẻ)

Á quân Olympia nêu lý do không trở về nước làm việc

"Câu chuyện của anh Doãn Minh Đăng là một trong những lý do để một số du học sinh như chúng tôi cảm thấy mình cần có những lựa chọn khác mà không nhất thiết phải về nước làm việc."
Đường lên đỉnh Olympia, quán quân Olympia, nói xấu trên Facebook, Doãn Minh Đăng, du học,
Nguyễn Thành Vinh trong phim Phía trước là bầu trời
Nguyễn Thành Vinh là Á quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên (Ngọc Minh là quán quân). Lúc đó, Vinh là học sinh chuyên Hóa trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Sau đó, Vinh giành được học bổng của chính phủ Úc và tiếp tục con đường du học, trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam ở nước ngoài.
Vinh khá quen thuộc khi đã vào vai chàng sinh viên tên Nam trong phim truyền hình “Phía trước là bầu trời”. Hiện anh có một công việc tốt ở Úc và có một cuộc sống rất hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình ở xứ sở này.
Người làm chuyên môn cần môi trường để làm việc
Là dân Olympia mùa đầu tiên cùng với Doãn Minh Đăng. Hẳn anh có theo dõi vụ lùm xùm liên quan đến thầy Đăng với nhà trường ở Cần Thơ vừa qua chứ?
Tôi có biết vụ này từ trước và cũng có dẫn vụ việc lên facebook của mình. Nhắc đến anh Đăng hầu hết dân Olympia mùa đầu ai cũng biết và ai cũng quý anh ấy.
Anh Đăng hơn tôi một tuổi. Anh ấy trẻ trung nhiệt huyết và đã gây được một ấn tượng đặc biệt về kiến thức, tư duy. Và trên hết, anh Đăng như một người anh cả bởi sự già dặn chín chắn, với lối hành xử rất người lớn, rất đàng hoàng.
Có thể trong thành tích của cuộc thi mà chúng tôi được vinh danh, anh Đăng không có nhiều điều đáng nói nhưng những kiến thức chuyên môn sau này của anh Đăng, quả thật rất đáng nể. 
Anh ấy đi học ở Hà Lan, học Tiến sĩ rồi về nước làm việc. Chúng tôi cũng hơi bất ngờ.
Sự bất ngờ phải chăng là vì Đăng là một trong số hiếm hoi dân Olympia đi du học mà trở về còn đa số là tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài?
Cái này tôi phải nói rõ, thực ra dân Olympia có cơ hội du học bằng chương trình ấy thì chỉ có quán quân thôi. Á quân đa số phải tự xin học bổng, hoặc theo một chương trình nào đó của địa phương.
Hồi xưa tôi đi du học, tôi xin học bổng của chính phủ Úc.
Cho đến năm nay, quán quân có 15 người, không biết 2 bạn mới đã đi chưa. Nhưng Á quân, có người xin được học bổng, có người không như đa số mọi người đều nỗ lực xin học bổng đã đi du học cả và cũng không nhiều người trở về nước làm việc.
Khi chúng tôi đã đi du học, nhất là những người chọn con đường làm chuyên môn nghiên cứu thì ít ai quay về. Đó là điều tôi bất ngờ ở trường hợp của anh Đăng. Dĩ nhiên, mỗi người có một lý do để về, điều này tôi không ý kiến.
Anh có thể cho biết lý do tại sao anh không quay về?
Tôi cũng định quay về sau khi học xong đại học. Nhưng khi đó tôi nhận thấy tôi không có một cơ hội công việc nào rõ ràng cả.
Tôi vốn thích làm nghiên cứu nên tôi tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ở lại học tiếp. Rồi tôi chuyên tâm với con đường nghiên cứu giảng dạy, nên về Việt Nam khó cho tôi làm được trọn vẹn con đường tôi chọn nên tôi quyết định ở lại nước ngoài.
Có cực đoan quá không vì cũng rất nhiều người trở về và thành đạt đấy chứ, thưa anh?
Tôi vẫn nhắc lại mọi người có một lựa chọn nhưng như tôi hay anh Đăng đều chọn làm chuyên môn. Dân chuyên môn thì cần môi trường chuyên môn đúng nghĩa chứ không phải thành ông này bà nọ.
Tôi thấy suy nghĩ của tôi và cơ chế giáo dục của nước nhà không thực sự gặp nhau. Đó là lý do lớn nhất mà mỗi lần nghĩ đến chuyện quay về tôi đều cảm thấy khó có thể ổn.
Những cái tôi muốn thực hiện chắc chắn sẽ khó thực hiện, khó phù hợp. Mà khó phù hợp thì rất dễ làm mất thời gian của cả đôi bên.
Tôi đã từng tự hỏi mình rồi tự trả lời rằng nếu học xong đại học mà về ngay thì chắc chắn tôi không làm nghiên cứu nhưng nếu tốt nghiệp tiến sĩ mà về thì chắc chắn tôi sẽ theo đuổi con đường nghiên cứu.
Khi làm tiến sĩ xong, nếu tôi về chắc là dạy học ở một trường đại học nào đó. Con đường nghiên cứu chắc sẽ khó rộng mở với tôi.
Lương thì như anh cũng biết, mấy triệu một tháng. Muốn sống khỏe, muốn lo được cho gia đình thì chắc phải dạy thêm, làm thêm một số thứ như các giảng viên khác vẫn làm để kiếm thêm thu nhập thôi.
Tức là anh sợ mình bị lãng phí nếu quay về?
Lãng phí thì rõ ràng rồi. Vì chúng tôi đã bỏ hết tuổi trẻ ra để học, để đeo đuổi một con đường và muốn làm những thứ chuyên môn đúng nghĩa nhưng ở Việt Nam thì chắc chắn là khó làm được.
Nhưng còn những lý do khác. Thứ nhất, cuộc sống bên này sẽ tốt hơn cho những ai đã học xong. Gia đình tôi sẽ sống thoải mái hơn và các con tôi sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn.
Và, điều kiện, môi trường làm việc chắc chắn tốt hơn.
Bên này, tôi không phải lo lắng đến việc phải làm thêm một cái gì đó để sống cả. Làm đúng công việc của mình có thể sống khỏe, sống yên. Những người có chuyên môn chỉ cần sống với chuyên môn, không cần phải chạy đua chức tước hay gì cả.
Nên, tôi hoàn toàn hiểu lựa chọn của anh Đăng khi mà từ chối những thứ tưởng như là rất tốt đẹp mà nhà trường nơi anh ấy giảng dạy, muốn dành cho anh ấy.
Đường lên đỉnh Olympia, quán quân Olympia, nói xấu trên Facebook, Doãn Minh Đăng, du học,
Gia đình hạnh phúc của Nguyễn Thành Vinh
Nên nghĩ rộng hơn khái niệm quê hương và cống hiến
Anh có nhắc đến vợ con trong lựa chọn của anh. Phải chăng, lý do ở lại của anh còn là cả vấn đề an sinh xã hội?
Tôi phải nghĩ đến con tôi. Về mặt giáo dục, y tế và về mặt tương lai của các con nữa.
Khi người ta đưa ra khái niệm cống hiến cho đất nước, anh thấy thế nào?
Nói chung nơi nào tốt hơn thì cứ thế làm việc thôi vì trong lĩnh vực mà tôi làm việc thì làm ở đâu cũng là cống hiến. Tôi ở Mỹ hay Úc hay bất cứ nước nào thì cũng đóng góp cho nhân loại.
Đừng tự bó hẹp không gian sống của mình khi thế giới là của chung và chúng ta có những người Việt đáng tự hào khi họ thành công ở nước ngoài
Còn ủng hộ cho Việt Nam thì tôi có nhiều cách, không nhất thiết là phải về. Nếu tôi có học bổng làm Tiến sĩ thì có thể mời sinh viên Việt Nam sang. Nhóm tôi bây giờ cũng có một sinh viên Việt Nam sang làm Tiến sĩ.
Hay có những dự án liên kết với Việt Nam như dự án với viện khoa học vật liệu chẳng hạn, chúng tôi vẫn hợp tác tốt.
Còn nếu trở về để làm một người bình thường như bao nhiêu người khác và sự đóng góp của mình bị giảm thiểu đến mức thấp nhất thì tại sao phải chọn con đường trở về?
Còn nếu ai đó hỏi tôi khái niệm tình yêu quê hương trong sự trở về đó, tôi nói ngắn gọn thế này: quê hương- yêu thì vẫn yêu nhưng mà công việc và tình yêu quê hương là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Đem vào bàn cân đó còn nhiều thứ để đo đếm.
Bi kịch nhất của những người giỏi chuyên môn là không được làm chuyên môn của mình. Nhưng ai cũng nghĩ vì chưa được làm nên chưa về thì có cực đoan lắm không anh?
Tôi bắt đầu đi du học 12 năm trước và đi làm ở Đức, rồi về Úc.
Tôi cảm thấy rất thú vị với những nơi tôi đã đi qua, đã từng làm mà cái thú vị đó không phải ở vị thế của một người tự ti dân tộc mà chiêm ngưỡng cái cao sang nào đó như người ta hình dung.
Môi trường làm việc, đời sống an sinh, kiến thức xã hội… đều là những cái mới mà tôi khám phá hàng ngày và nhất là công việc mỗi ngày. Tôi được đam mê, được sáng tạo, được tuyển lựa những thế hệ sinh viên tiên tiến để truyền thụ.
Những điều này về Việt Nam chắc là khó.
Dĩ nhiên, tôi nhắc lại, mỗi người có một lựa chọn và ai cũng phải sống với lựa chọn đó. Một khi họ đã lựa chọn thì chẳng thể phán xét đó là sai hay đúng, đáng tiếc hay là không. Ai ở trong hoàn cảnh của chính họ thì mới có thể hiểu.
Đừng cướp đi nhiệt huyết của những người như anh Đăng
Vậy, nếu anh là Doãn Minh Đăng, anh sẽ làm gì, lúc này?
Tôi muốn nhấn mạnh ý này, cái đáng tiếc nhất của anh Đăng không phải là trở về hay ở lại nước ngoài, mà chính là anh đã lựa chọn như thế mà những tác động từ môi trường làm việc khiến nhiệt huyết biến mất.
Đau hơn, môi trường khiến những người như anh Đăng phải nghi ngờ chính lựa chọn của họ. Nó chẳng khác gì sự hủy hoại.
Những người đã từ bỏ cơ hội ở nước ngoài quay về nước làm việc, theo tôi, họ rất dũng cảm. Như anh Đăng, đã không được làm điều mình muốn làm mà dinh vào ba chuyện linh tinh vớ vẩn, thì mới thực sự lãng phí một con người, một con đường.
Anh có nhận xét gì về chuyện xảy ra với Doãn Minh Đăng không?
Tôi cảm thấy hơi nực cười và vô duyên, vô lý. Từ chuyện nhỏ, như đi một cuộc hội thảo vài ngày, thì từ một phó khoa bị thôi việc không cho giảng dạy nữa, chuyển qua một phòng không liên quan đến chuyên môn.
Tôi không tin nổi. Và không hiểu sao trong môi trường đại học thời nay rồi mà còn những điều như thế.

    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét