Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Những điều kỳ diệu nhất của thế giới trong 2015

Bên cạnh những thảm kịch, các vụ tấn công khủng bố và cảnh tượng kinh hoàng mà IS gieo rắc khắp thế giới, vẫn còn nhiều điều tốt đẹp xảy ra trong năm qua.
Ngân hàng Thế giới cho hay, lần đầu tiên tình trạng cực kỳ đói nghèo có thể giảm xuống dưới 10% dân số thế giới. Liên Hợp Quốc năm nay cho biết, số người sống dưới mức đói nghèo đã giảm từ 1,75 tỷ vào năm 1999 xuống còn 836 triệu. Tình trạng cực kỳ đói nghèo được xác định là có mức sống dưới 1,25 USD/ngày, The Age đưa tin.Tỷ lệ đói nghèo toàn cầu giảm
việc làm đẹp, tốt đẹp, 2015, sống đẹp, cảm động, Nobel Y học, khí hậu,
Ảnh: SMH
Nội các bình quyền
Thủ tướng Justin Trudeau đã bổ nhiệm nội các đầu tiên của Canada có số lượng thành viên nam ngang bằng với số thành viên nữ. Giải thích vì sao sự bình đẳng lại quan trọng với ông, nhà lãnh đạo này đã nói: "Vì đây là năm 2015".
195 quốc gia ký thỏa thuận đầu tiên trên thế giới về thay đổi khí hậu
việc làm đẹp, tốt đẹp, 2015, sống đẹp, cảm động, Nobel Y học, khí hậu,
Ảnh SMH
Tại Hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu 2015, 195 quốc gia đã phê chuẩn Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế thay đổi khí hậu, bao gồm cả những cam kết mới về khí hậu. Tổng thống Obama gọi hội nghị toàn cầu lịch sử này là bước ngoặt của thế giới.
WHO tuyên bố dịch bệnh Ebola đã chấm dứt
Gần một năm kể từ khi Ebola bùng phát ở Liberia, Tổ chức Y tế thế giới công bố, dịch bệnh này đã chấm dứt vào tháng 5 sau khi đã cướp đi sinh mạng của 11.000 nạn nhân.
Phát hiện mới trên sao Diêm vương
Sau 9 năm, tàu vũ trụ Horizon của NASA đã kết thúc chuyến bay đầu tiên qua sao Diêm vương, chụp ảnh sao này và mặt trăng lớn nhất của nó. Các tấm ảnh đã hé lộ sự hiện diện của núi băng và hai mặt trăng là Kerberos cùng Styx.
Giám mục nữ đầu tiên
Tháng 1/2015, Libby Lane trở thành giám mục mới của Stockport ở bắc nước Anh và là nữ giám mục đầu tiên được nhà thờ Anh bổ nhiệm. Lễ tôn phong Libby Lane diễn ra bất chấp sự gây rối của một linh mục vì cho rằng điều này không có trong kinh thánh.
Nhân vật đặc biệt đoạt giải Nobel Y học
Dù không có bằng cấp về y học hay học vị tiến sĩ song bà Youyou, 84 tuổi, chuyên nghiên cứu về dược lý tại Bắc Kinh đồng thời là nhà nghiên cứu tại Viện Y học cổ truyền Trung Quốc, đã giành giải Nobel vì khám phá ra cách chữa bệnh sốt rét.
Cõng em trai từ Syria tới Thổ Nhĩ Kỳ
việc làm đẹp, tốt đẹp, 2015, sống đẹp, cảm động, Nobel Y học, khí hậu,
Ảnh: CNN
Omar, 21 tuổi, đã cứu em trai bị thương và cõng em từ Syria tới Thổ Nhĩ Kỳ. Em trai của Omar là Abdulrahman không thể đi lại, vì bị thương nặng ở chân và phải cưa chân tại một bệnh viện dã chiến.
  • Hoài Linh
THƠ THỈNH HỌA ĐÓN CHÀO NĂM MỚI 2016
(Đỗ Trọng Tầu-Lê Nguyên Nhật- Đức Hạnh -Lưu Xuân Cảnh-Nguyễn Anh Phương-Lưu Thị Thu Thủy-Đinh Phương Thảo )

                                                     BÀI XƯỚNG:
                                             
ĐÓN CHÀO XUÂN MỚI 
                                                                              Tác giả:Tau Dotrong
Rộn rã năm châu phấn khởi đồng 
Đón chào Xuân mới,tiễn mùa Đông. 
Trên trời pháo nổ,giao thừa đến 
Dưới đất cỗ bày,bạn hữu xông. 
Cạn chút rượu hồng mừng sức khỏe 
Chúc nhiều vận đỏ hái thành công 
Đời vui hát ngợi câu đoàn kết
Để lửa yêu thương tiếp đượm nồng

                                                                                                   Bg,31/12/2015
BÀI HỌA 1:
               
CHÀO NĂM 2016
                                                                Tác giả: Nguyên Nhật
Năm châu bốn biển một đêm đồng
Nhộn nhịp vui cùng buổi cuối đông
Phố thị đèn hoa khua dậy trống
Nông thôn áo giấy đốt ngồi xông
Trời Tây náo nhiệt mừng đêm hội
Đất Việt rộn ràng tựa chiến công
Hỡi bạn bè trên toàn thế giới
Nâng ly cạn chén đón Xuân nồng ./.
                                                                   Nguyên Nhật 31/12/2015
BÀI HỌA 2 :
                     CUNG CHÚC TÂN XUÂN 
                                                             (THTK - BVĐA)
                                                          Tác giả:Đức Hạnh
Cung đàn tấu nhạc trổi thanh đồng 
Chúc cảnh tươi hồng, bạn hữu đông 
Tân thịnh gia đình luôn nhất thống 
Xuân ngời tôn tử mãi hanh xông 
Vạn hoa khoe sắc chào niên tổng 
Sự nghiệp vào đời tỏa đại công
Như cánh thuyền tình yêu biển mộng 
Ý Thơ Dào Dạt Nở Thơm Nồng.

Đức Hạnh 31/12/2015
BÀI HỌA 3:
                        NĂM MỚI AN VUI
                                                                 Tác giả:Lưu Xuân Cảnh
Chào năm mười sáu ước tâm đồng
Thế giới hòa bình lặng biển đông
Ổn định năm châu nhiều pháo nổ
An lành bốn bể lắm người xông
Vì yên bờ cõi nên chung sức
Bởi vững sơn hà phải góp công
Chén rượu mừng xuân xin kính chúc
Thù quên hận bỏ đượm thơm nồng
                                                                 Lưu Xuân Cảnh – 31/12/.2015
BÀI HỌA 4:
                                              NĂM MỚI THẮNG LỢI MỚI
                                                                 Tác giả:Lưu Thị Thu Thủy
Cùng nhau xướng họa ý tâm đồng

Vui đón xuân về tiễn biệt đông
Đã thửa rượu hồng chờ bạn đến
Lại bày thơ đỏ tặng người xông 
Tình yêu gìn giữ không nao dạ 
Sự nghiệp kiên trì chẳng quản công 
Thắng lợi chờ ta nơi cửa ngõ 
Cuối năm nâng chén nghĩa càng nồng!

                                                                             Vĩnh Phúc,31/12/2015
BÀI HỌA 5 :
                      BÀI HỌA CHÀO XUÂN 
                                                                Tác giả:Nguyễn Anh Phương
Chào Xuân nắng phủ rực loang đồng
Cúc nở - Mai chồi rạng rỡ đông
Gió cuộn vần thơ lồng nghĩa gửi
Trăng hòa bản nhạc ẵm tình xông
Mừng nghinh phúc nhẫn đong đầy hạnh
Chúc tụng danh tài ngập ắp công
Bạn hữu sum vầy khơi ý mở
Cùng nhau xướng họa buổi hoan nồng.
                                                              Budapest,31/12/2015
BÀI HỌA 6 :
                                    LỘC XUÂN 2016
                                               Tác giả :Đinh Phương Thảo
Hoa đèn rực rỡ phố người đông
Nguyện chúc muôn nơi thoả ước nồng
Đỏ trắng hồng xanh lùa gót chạy
Cam vàng tím bạc cũng gầm xông
Giòn tan pháo nổ chung rền tiếng
Rộn rã màu giăng lấp lánh đồng
Lộc của hai ngàn linh một sáu
Mong đời hạnh phúc chẳng nhoài công
                                                             Tây Úc, 31/12/2015

Lễ thượng cờ chào mừng Cộng đồng ASEAN tại Thủ đô Hà Nội

Lễ thượng cờ chào mừng Cộng đồng ASEAN tại Thủ đô Hà Nội




Dân trí ASEAN đã và sẽ luôn là một trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào hợp tác ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định.

Sáng nay, ngày 31/12/2015, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN tại thủ đô Hà Nội, chào mừng sự kiện Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Lễ thượng cờ. Buổi lễ có sự tham dự của nguyên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong đó có Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Nguyễn Gia Khiêm; đại sứ, đại biện các nước ASEAN, đại diện các ban ngành và đại diện chính quyền thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: "Đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử với các quốc gia thành viên ASEAN. Sau 48 năm ASEAN ra đời và phát triển, ước mơ về một cộng đồng hài hòa của các dân tộc Đông Nam Á, nơi sông núi không còn ngăn cách mà gắn kết chúng ta trong hợp tác và hữu nghị đã trở thành hiện thực. Cộng đồng ASEAN là cộng đồng đầu tiên được thành lập ở Châu Á, đây là niềm tự hào của tất cả người dân Đông Nam Á".

 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: ASEAN sẽ luôn là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (Ảnh: N.H)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: ASEAN sẽ luôn là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (Ảnh: N.H)

Phó Thủ tướng cho rằng, Cộng đồng ASEAN ra đời sẽ đưa tiến trình hợp tác và liên kết khu vực sang một giai đoạn mới, sâu rộng và chặt chẽ hơn, vừa đáp ứng lợi ích của các quốc gia thành viên, vừa phản ánh vai trò trung tâm, tính chủ động của ASEAN trước xu thế tăng cường hợp tác, liên kết ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Dưới mái nhà ASEAN, hơn 600 triệu người dân Đông Nam Á sẽ cùng chung tay xây dựng một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội.
Việt Nam đã đóng góp tích cực đối với tiến trình hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN từ năm 1995 đến nay. Nhiều thế hệ Lãnh đạo của Việt Nam đã quan tâm và có những đóng góp quan trọng đối với tiến trình hợp tác và hội nhập ASEAN của Việt Nam.
"ASEAN đã và sẽ luôn là một trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Một cộng đồng bền vững cần có những thành viên vững mạnh. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào hợp tác ASEAN, góp phần xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, Cộng đồng ASEAN ra đời mới là bước khởi đầu quan trọng trong xây dựng Cộng đồng ASEAN – một quá trình tiếp diễn và lâu dài. Chặng đường phía trước của ASEAN còn nhiều thử thách và nhiều việc phải làm.

Chuẩn bị bắt đầu Lễ thượng cờ
Chuẩn bị bắt đầu Lễ thượng cờ

Nguyên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại sứ, đại biện các nước ASEAN tham dự buổi lễ
Nguyên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại sứ, đại biện các nước ASEAN tham dự buổi lễ




Lá cờ ASEAN được kéo lên dưới sự chứng kiến của quan khách
Lá cờ ASEAN được kéo lên dưới sự chứng kiến của quan khách

 Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm cùng các vị khách mời.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm cùng các vị khách mời.
Nam Hằng

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

4 nhà khoa học người Việt có ảnh hưởng nhất trên thế giới 2015

4 nhà khoa học người Việt có ảnh hưởng nhất trên thế giới 2015




Dân trí Danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015 theo công bố của trang web highlycited có tên 4 nhà khoa học người Việt là GS Nguyễn Sơn Bình, GS Nguyễn Thục Quyên, GS Võ Văn Ánh và PGS Nguyễn Xuân Hùng.

Bản báo cáo do trang web highlycited.com đưa ra nhằm mục đích đánh giá về tầm ảnh hưởng của các nhà khoa học trên thế giới trong nhiều lĩnh vực và tiêu chí đánh giá chính dựa trên những báo cáo khoa học của những nhà khoa học này.
Tổng cộng 3.126 nhà khoa học có tên trong danh sách đều là những người có các bản báo cáo nghiên cứu khoa học được trích dẫn và sử dụng nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực của họ. Danh sách năm nay được đánh giá dựa trên những ý kiến phản hồi và thống kê về số lần trích dẫn trong suốt năm qua và được tổng hợp lại trong khoảng thời gian từ 8/9/2015 tới 1/12/2015.
4 nhà khoa học người Việt là GS.TS Nguyễn Sơn Bình, GS.TS Nguyễn Thục Quyên, GS.TS Võ Văn Ánh và PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng đã lọt vào danh sách năm nay. Đáng chú ý, đây là năm thứ hai liên tiếp GS.TS Nguyễn Sơn Bình và PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng nằm trong danh sách này.
Dưới đây là chân dung 4 nhà khoa học nổi tiếng này:

GS-TS Nguyễn Sơn Bình (Ảnh: VOV)
GS.TS Nguyễn Sơn Bình, tốt nghiệp cử nhân hóa học tại Đại học PennState (Mỹ) và nhận bằng thạc sĩ tại Viện Công nghệ California. Ông từng có thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ theo chương trình của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ). Hiện ông đang là giảng viên hóa học tại Đại học Northwestern, Mỹ và là thành viên chính của phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Argonne)
Nghiên cứu hiện nay của ông tập trung vào thiết kế các vật liệu mềm (soft materials) dành cho các ứng dụng trong hóa học xúc tác, y học và khoa học vật liệu.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng (hiện là giảng viên trường ĐH Công nghệ TPHCM)
Nghiên cứu của anh tập trung vào phát triển các công cụ tính toán mạnh và mô phỏng trên máy tính,  đang được ứng dụng vào lĩnh vực Cơ Kỹ thuật, Cơ Sinh học, Vật liệu...
Trước đó, trong tháng 7/2015, anh còn đón nhận thêm một vinh dự khác: là một trong bốn nhà khoa học được trao giải thưởng Georg Forster Research Award của Quỹ Alexander von Humboldt (Đức). Giải thưởng này dành cho những nhà nghiên cứu đến từ hơn 120 quốc gia theo qui định của Quỹ. Giải thưởng sẽ được trao chính thức trong tháng 3/2016 tại Đức.
PGS Nguyễn Xuân Hùng sinh năm 1976, quê ở Tánh Linh, Bình Thuận. Sau khi tốt nghiệp ĐH Khoa học Tự nhiên, anh đã sang tu nghiệp ở Bỉ. Anh đã nhận bằng Thạc sỹ trong lĩnh vực cơ học môi trường liên tục và Tiến sỹ trong lĩnh vực cơ học tính toán tại Đại học Liege (Bỉ).
Anh từng có thời gian làm nghiên cứu tại Đức, Singapore, Mỹ. Năm 2011, anh được trường Kỹ thuật hàng không không gian Mỹ mời làm việc trong một dự án nghiên cứu của mình. Ngoài ra, anh còn đảm nhiệm vị trí phó tổng biên tập tờ báo khoa học "Asia Pacific Journal of Computational Engineering, APJCEN" bằng tiếng Anh với đội ngũ biên tập là các nhà khoa học uy tín trên thế giới.

GS. TS Nguyễn Thục Quyên (hiện giảng dạy tại Khoa Hóa và Hóa sinh trường ĐH California)
Năm 2001, bà hoàn thành chương trình tiến sỹ tại trường dưới sự hướng dẫn của GS Benjamin J. Schwartz. Kể từ năm 2011, bà được phong chức danh GS Khoa Hóa và Hóa sinh. Nhóm nghiên cứu do bà thành lập tập trung nghiên cứu về các dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện (photovoltaics), LED (light-emitting diodes – điốt phát quang), Transistor hiệu ứng trường (field-effect transistors).  
Sinh ra ở Buôn Mê Thuột, sau những năm tháng ấu thơ theo học ở trường làng, năm 1991, Nguyễn Thục Quyên sang Mỹ định cư cùng gia đình, với vốn tiếng Anh bằng không. Và cô gái trẻ Nguyễn Thục Quyên ngày đó đã phải nỗ lực không ngừng, vượt qua nhiều trở ngại để trở thành nhà khoa học có được những thành công như ngày hôm nay.
Bà tốt nghiệp bác sĩ và tiến sĩ tại Đại học Washington sau khi lấy bằng cử nhân về tâm lý học và sinh học tại Đại học Nam California.
GS Nguyễn Thục Quyên được giới khoa học chú ý do những đóng góp trong phương pháp phẫu thuật mã hóa màu. Đây là phương pháp tác động để tế bào ung thư phát sáng giúp bác sĩ dễ dàng giải phẫu tách bỏ tế bào ung thư khỏi cơ thể mà không bỏ sót. Bà cũng sử dụng phương pháp này trong phẫu thuật khác để các dây thần kinh không bị tổn thương.
Năm 2013, bà đứng thứ 11 trong danh sách 50 nhà khoa học có ngoại hình quyến rũ nhất do tạp chí Bussiness Insider công bố. Tạp chí cho rằng việc bình chọn này nêu bật sự kết hợp giữa trí tuệ và vẻ đẹp của những ngôi sao khoa học đang lên hoặc đã thành danh từ lâu trong nhiều ngành khoa học trên thế giới. Bà còn từng được trao những giải thưởng lớn như Harold J. Plous Award trong năm 2008, giải thưởng của Quỹ học bổng nghiên cứu danh tiếng Alfred Sloan năm 2009.
GS.TS Võ Văn Ánh (hiện đang giảng dạy tại Khoa Khoa học và Kỹ thuật, ĐH Công nghệ Queensland, Australia)
Chuyên ngành giảng dạy của GS.TS Võ Văn Ánh là Khoa học toán học, Toán học tính toán và ứng dụng. Ngoài ra, GS Ánh còn là thành viên Hiệp hội Toán học Úc, Hiệp hội Toán học Mỹ..
Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm mô hình ngẫu nhiên của quá trình khuếch tán phi tuyến (spatiotemporal nonlinear diffusion processes) với những đặc điểm đa hệ fractal; ước lượng thống kê và phép xấp xỉ của khuếch tán dị thường (anomalous diffusion); sự khuếch tán và vận chuyển của nước mặn trong tầng ngậm nước vùng duyên hải.
Nhật Ninh (Tổng hợp)

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ


    #1
    Tết đến, gia đình nào cũng chăm chút cho bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ sao cho không phạm vào những điều kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết để bạn tham khảo.Thứ tự cần làm khi dọn bàn thờ Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. 

    Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương.Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.


    Có ý kiến cho rằng, bát hương, bài vị không được xê dịch vì sợ “bị động” ảnh hưởng đến con cháu mà phải lấy tay giữ và lấy khăn sạch nhúng rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cũng tùy quan niệm từng người, từng nhà. Nhưng theo ông thì nên hạ bát hương, đồ thờ cúng xuống khỏi bàn thờ để làm sạch, để khô. Thứ tự là lau bài vị rồi mới dọn bát hương và lau đến những đồ thờ cúng khác. Đợi bát hương và đồ thờ cúng khô thì đặt lại như cũ.


    Khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương, để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung. Việc lau dọn bàn thờ thời nay ai làm cũng được nhưng xưa kia thì quan niệm đây là việc của đàn ông – vì họ là chủ gia đình cần chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.


    Vẫn với vấn đề nên hay không nên di chuyển bát hương, ông Nguyễn Mạnh Linh - Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Trường ĐH Xây dựng) cho rằng, theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát hương trên ban thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, lau dọn bát hương vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”.


    Bài trí bàn thờ Tết 
    Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

    Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).


    Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu (tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì việc để 2 cây mía cạnh bàn thờ còn có ý nghĩa khác - PV). Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết...


    Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh - những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


    Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.