Khai hội Kinh Dương Vương 2016
15h30 | 23/02/2016
Ngày
23/2/2016 tức ngày 16 tháng giêng năm Bính Thân, huyện Thuận Thành Long Trọng tổ
chức khai hội Kinh Dương Vương năm 2016, kỷ niệm 4.895 năm Đức Thủy tổ Kinh
Dương Vương khai sơn, sáng thủy. Về dự với buổi lễ có ông Trần Văn Túy, ủy viên
trung ương Đảng, phó trưởng ban tổ chức trung ương, phó ban công tác cán bộ của
Quốc Hội, đại diện một số bộ ngành trung ương, về phía tỉnh Bắc Ninh có ông
Nguyễn Nhân Chiến, ủy viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh;
ông Nguyễn Tử Quỳnh, phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện ủy, HĐND, UBND
huyện Thuận Thành, các ban ngành đoàn thể các địa phương trong huyện và đông đảo
du khách gần xa.
Ngay
từ đầu giờ sáng tại khắp các trục đường dẫn vào khu vực tổ chức lễ hội, đông đảo
du khách gần xa đã tề tựu về đây chuẩn bị tham dự buổi lễ khai hội, công tác tổ
chức tiếp đón các đồng chí lãnh đạo, trung ương, tỉnh được triển khai một cách
chu đáo, các lực lượng chức năng làm tốt công tác đảm bảo trật tự, đảm bảo giao
thông thông suốt. đúng 9h sáng chương trình khai mạc lễ hội kinh Dương năm 2016
chính thức được khai mạc, sau nghi thức đâng hương tại nội đền, thay mặt các
đồng chí lãnh đạo huyện, đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng, phó bí thư, chủ tịch UBND
huyện khai mạc lễ hội.
Ngay
sau diễn văn khai mạc. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, ủy
viên trung ương, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai
hội.
Lễ
hội năm nay được tổ chức trong 3 ngày, từ 16 đến 18 tháng Giêng, tức ngày 23 đến
25-2 với các nghi lễ chính như rước bài vị Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương từ Á Lữ
về Phú Mỹ; lễ rước nước; rước bài vị của các vị thành hoàng thôn Đồng Văn, Đồng
Đoài, Đồng Đông lên lăng Kinh Dương Vương. Rước bài vị Lạc Long Quân, Âu Cơ từ
Đền đến Lăng Kinh Dương Vương…Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong
phú, bên cạnh các loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc như hát Quan họ trên
thuyền, hát Chèo, hát Tuồng, Trống quân, Ca trù, múa rối nước... nhiều trò chơi
dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống cũng được khôi phục và đưa vào
trong lễ hội phục vụ nhân dân và du khách như kéo co, đập niêu, đu tiên… một số
môn thể thao được duy trì tổ chức như tổ tôm điếm, cờ tướng, bóng chuyền, vật...
Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội còn trưng bày giới thiệu những sản phẩm nghề truyền
thống của địa phương như gốm Luy Lâu, tranh Đông Hồ, tương Đình Tổ, gà Hồ, nem
Bùi...
Nhân
dịp này Tổng cục lưu trữ số 4 đã trao tặng phiên bản mộc triều Nguyễn về thủy tổ
Kinh Dương Vương, đây cũng là một trong những chứng cứ quan trọng ghi nhận sự
tồn tại và phát triển của thời đại Kinh Dương Vương.
Lễ
hội Kinh Dương Vương được tổ chức nhằm nâng cao giá trị truyền thống lịch sử văn
hóa và hướng tới hình thành tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa,
tín ngưỡng ở Thuận Thành như: chùa Dâu và Thành cổ Luy Lâu; chùa Bút Tháp, Lăng
và Đền thờ Kinh Dương Vương; làng tranh Đông Hồ và nhiều làng nghề thủ công
truyền thống khác của huyện nên các phương án chuẩn bị cho lễ hội đều được huyện
tiến hành cẩn trọng, chu đáo, bảo đảm lễ hội được diễn ra văn minh, lành
mạnh.
Đức
Thanh-Quốc Hoàn
Khai hội Kinh Dương Vương 2016
15h30 | 23/02/2016
Ngày
23/2/2016 tức ngày 16 tháng giêng năm Bính Thân, huyện Thuận Thành Long Trọng tổ
chức khai hội Kinh Dương Vương năm 2016, kỷ niệm 4.895 năm Đức Thủy tổ Kinh
Dương Vương khai sơn, sáng thủy. Về dự với buổi lễ có ông Trần Văn Túy, ủy viên
trung ương Đảng, phó trưởng ban tổ chức trung ương, phó ban công tác cán bộ của
Quốc Hội, đại diện một số bộ ngành trung ương, về phía tỉnh Bắc Ninh có ông
Nguyễn Nhân Chiến, ủy viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh;
ông Nguyễn Tử Quỳnh, phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện ủy, HĐND, UBND
huyện Thuận Thành, các ban ngành đoàn thể các địa phương trong huyện và đông đảo
du khách gần xa.
Ngay
từ đầu giờ sáng tại khắp các trục đường dẫn vào khu vực tổ chức lễ hội, đông đảo
du khách gần xa đã tề tựu về đây chuẩn bị tham dự buổi lễ khai hội, công tác tổ
chức tiếp đón các đồng chí lãnh đạo, trung ương, tỉnh được triển khai một cách
chu đáo, các lực lượng chức năng làm tốt công tác đảm bảo trật tự, đảm bảo giao
thông thông suốt. đúng 9h sáng chương trình khai mạc lễ hội kinh Dương năm 2016
chính thức được khai mạc, sau nghi thức đâng hương tại nội đền, thay mặt các
đồng chí lãnh đạo huyện, đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng, phó bí thư, chủ tịch UBND
huyện khai mạc lễ hội.
Ngay
sau diễn văn khai mạc. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, ủy
viên trung ương, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai
hội.
Lễ
hội năm nay được tổ chức trong 3 ngày, từ 16 đến 18 tháng Giêng, tức ngày 23 đến
25-2 với các nghi lễ chính như rước bài vị Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương từ Á Lữ
về Phú Mỹ; lễ rước nước; rước bài vị của các vị thành hoàng thôn Đồng Văn, Đồng
Đoài, Đồng Đông lên lăng Kinh Dương Vương. Rước bài vị Lạc Long Quân, Âu Cơ từ
Đền đến Lăng Kinh Dương Vương…Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong
phú, bên cạnh các loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc như hát Quan họ trên
thuyền, hát Chèo, hát Tuồng, Trống quân, Ca trù, múa rối nước... nhiều trò chơi
dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống cũng được khôi phục và đưa vào
trong lễ hội phục vụ nhân dân và du khách như kéo co, đập niêu, đu tiên… một số
môn thể thao được duy trì tổ chức như tổ tôm điếm, cờ tướng, bóng chuyền, vật...
Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội còn trưng bày giới thiệu những sản phẩm nghề truyền
thống của địa phương như gốm Luy Lâu, tranh Đông Hồ, tương Đình Tổ, gà Hồ, nem
Bùi...
Nhân
dịp này Tổng cục lưu trữ số 4 đã trao tặng phiên bản mộc triều Nguyễn về thủy tổ
Kinh Dương Vương, đây cũng là một trong những chứng cứ quan trọng ghi nhận sự
tồn tại và phát triển của thời đại Kinh Dương Vương.
Lễ
hội Kinh Dương Vương được tổ chức nhằm nâng cao giá trị truyền thống lịch sử văn
hóa và hướng tới hình thành tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa,
tín ngưỡng ở Thuận Thành như: chùa Dâu và Thành cổ Luy Lâu; chùa Bút Tháp, Lăng
và Đền thờ Kinh Dương Vương; làng tranh Đông Hồ và nhiều làng nghề thủ công
truyền thống khác của huyện nên các phương án chuẩn bị cho lễ hội đều được huyện
tiến hành cẩn trọng, chu đáo, bảo đảm lễ hội được diễn ra văn minh, lành
mạnh.
Đức
Thanh-Quốc Hoàn
Ngày
23/2/2016 tức ngày 16 tháng giêng năm Bính Thân, huyện Thuận Thành Long Trọng tổ
chức khai hội Kinh Dương Vương năm 2016, kỷ niệm 4.895 năm Đức Thủy tổ Kinh
Dương Vương khai sơn, sáng thủy. Về dự với buổi lễ có ông Trần Văn Túy, ủy viên
trung ương Đảng, phó trưởng ban tổ chức trung ương, phó ban công tác cán bộ của
Quốc Hội, đại diện một số bộ ngành trung ương, về phía tỉnh Bắc Ninh có ông
Nguyễn Nhân Chiến, ủy viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh;
ông Nguyễn Tử Quỳnh, phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện ủy, HĐND, UBND
huyện Thuận Thành, các ban ngành đoàn thể các địa phương trong huyện và đông đảo
du khách gần xa.
Ngay
từ đầu giờ sáng tại khắp các trục đường dẫn vào khu vực tổ chức lễ hội, đông đảo
du khách gần xa đã tề tựu về đây chuẩn bị tham dự buổi lễ khai hội, công tác tổ
chức tiếp đón các đồng chí lãnh đạo, trung ương, tỉnh được triển khai một cách
chu đáo, các lực lượng chức năng làm tốt công tác đảm bảo trật tự, đảm bảo giao
thông thông suốt. đúng 9h sáng chương trình khai mạc lễ hội kinh Dương năm 2016
chính thức được khai mạc, sau nghi thức đâng hương tại nội đền, thay mặt các
đồng chí lãnh đạo huyện, đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng, phó bí thư, chủ tịch UBND
huyện khai mạc lễ hội.
Ngay
sau diễn văn khai mạc. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, ủy
viên trung ương, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai
hội.
Lễ
hội năm nay được tổ chức trong 3 ngày, từ 16 đến 18 tháng Giêng, tức ngày 23 đến
25-2 với các nghi lễ chính như rước bài vị Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương từ Á Lữ
về Phú Mỹ; lễ rước nước; rước bài vị của các vị thành hoàng thôn Đồng Văn, Đồng
Đoài, Đồng Đông lên lăng Kinh Dương Vương. Rước bài vị Lạc Long Quân, Âu Cơ từ
Đền đến Lăng Kinh Dương Vương…Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong
phú, bên cạnh các loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc như hát Quan họ trên
thuyền, hát Chèo, hát Tuồng, Trống quân, Ca trù, múa rối nước... nhiều trò chơi
dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống cũng được khôi phục và đưa vào
trong lễ hội phục vụ nhân dân và du khách như kéo co, đập niêu, đu tiên… một số
môn thể thao được duy trì tổ chức như tổ tôm điếm, cờ tướng, bóng chuyền, vật...
Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội còn trưng bày giới thiệu những sản phẩm nghề truyền
thống của địa phương như gốm Luy Lâu, tranh Đông Hồ, tương Đình Tổ, gà Hồ, nem
Bùi...
Nhân
dịp này Tổng cục lưu trữ số 4 đã trao tặng phiên bản mộc triều Nguyễn về thủy tổ
Kinh Dương Vương, đây cũng là một trong những chứng cứ quan trọng ghi nhận sự
tồn tại và phát triển của thời đại Kinh Dương Vương.
Lễ
hội Kinh Dương Vương được tổ chức nhằm nâng cao giá trị truyền thống lịch sử văn
hóa và hướng tới hình thành tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa,
tín ngưỡng ở Thuận Thành như: chùa Dâu và Thành cổ Luy Lâu; chùa Bút Tháp, Lăng
và Đền thờ Kinh Dương Vương; làng tranh Đông Hồ và nhiều làng nghề thủ công
truyền thống khác của huyện nên các phương án chuẩn bị cho lễ hội đều được huyện
tiến hành cẩn trọng, chu đáo, bảo đảm lễ hội được diễn ra văn minh, lành
mạnh.
Đức
Thanh-Quốc Hoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét