Vì sao học sinh bây giờ ít đọc sách?
Dân
trí Ai cũng biết sách có một vai trò quan trọng trong việc hình thành tri
thức, nhân cách cho mỗi con người, nhất là đối với các em học sinh khi đang ngồi
trên ghế nhà trường. Nhưng trên thực tế, học sinh ngày nay rất ít đọc sách, thờ
ơ với sách. Vì sao vậy, có phải là các em không yêu sách?
>> Tăng
cường văn hóa đọc trong nhà trường
>> Đọc
sách - cây cầu kết nối trẻ với môn Tập làm văn
>> Học
sinh thiếu kỹ năng sống do ít đọc sách
Thứ
nhất, muốn học sinh ham đọc sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em
có thói quen yêu sách và tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Nhưng, thử hỏi trong gia
đình cha mẹ, ông bà đã hướng cho con em mình thói quen đọc sách hay
chưa?
Nhiều gia đình cứ mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền, rồi
ngay từ khi các em còn nhỏ đã định hướng cho con đi theo các môn tự nhiên để sau
này ra trường dễ xin việc và có nhiều tiền. Nhiều cha mẹ còn định kiến với con
cái khi các em say mê với những tờ báo hay quyển sách trên tay bởi cho đó là
điều viển vông, thiếu thực tế...
Chính từ những suy nghĩ như vậy nên bây giờ vào các gia
đình ta vẫn thường thấy cha mẹ sắm cho con em mình đồ chơi hiện đại, đắt tiền để
chơi hoặc các em cứ cắm cúi vào các game online trên điện thoại của cha mẹ.
Trong khi đó lại rất hiếm những gia đình có tủ sách. Còn với các gia đình làm
nông thì do điều kiện kinh tế còn khó khăn và cũng ít biết được những giá trị
của sách, hoặc có biết nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì sách bây giờ có giá cao
quá.
Thứ
hai là thư viện nhà trường hiện nay quá thừa nhưng lại rất thiếu sách. Cái
thừa là phần lớn sách trong thư viện là sách giáo khoa được cấp về (học sinh
không có nhu cầu về sách này), còn lại một số đầu sách thì không phù hợp với lứa
tuổi học sinh, hoặc không có liên quan, các em dù có đọc nhưng chưa chắc có thể
hiểu được (bởi nhiều sách nghiên cứu). Trong khi những đầu sách dành cho tuổi
mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch sử lại ít hoặc không có. Các thư viện
nhà trường chưa chú ý đến các đầu sách hữu ích phục vụ cho văn hóa đọc của các
em học sinh. Phần lớn sách có ở thư viện hiện nay là sách… từ trên cấp về. Mà
sách cấp về thì mục đích của người mua và cấp không dễ gì phù hợp với học sinh
và thầy cô giáo!
Thứ
ba là hiện nay các đầu sách xuất bản có số lượng rất ít nhưng giá lại quá
cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên
nội dung các cuốn sách chưa cuốn hút được các em. Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp
những cuốn sách viết và xuất bản cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học trò nhưng lại
chạy theo thị hiếu thị trường, quá nhiều ngôn ngữ, hình ảnh bạo lực và nhạy
cảm…
Thứ
tư là hiện nay giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, mạng
Intenet được lắp đặt rộng rãi, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút
giới trẻ nên một bộ phận học sinh, sinh viên quen dần với thói quen đọc tin tức
trên mạng. Những thông tin mới, cập nhật được những vấn đề thời sự, ít tốn kém
và phù hợp với lứa tuổi.
Hướng học sinh đến với văn hóa đọc trước hết cần tạo cho
các em niềm say mê đọc sách từ nhỏ. Cha mẹ hãy tìm và hướng cho các em loại sách
phù hợp với lứa tuổi. Thư viện nhà trường cần được đầu tư về phòng ốc, sách báo
đúng nghĩa, khuyến khích các em đến đọc sách. Thầy cô giảng dạy cần khuyến khích
những bài viết sáng tạo, hướng các em tìm tòi qua sách báo, tài liệu. Xã hội cần
định hướng và xuất bản những đầu sách hay… Đó là những cách tốt để giúp các em
tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng học tập, đạo đức của học sinh trong nhà
trường mà lại hạn chế được các trò chơi vô bổ khác trong giới trẻ hiện
nay.
Nguyễn
Cao
Thứ
nhất, muốn học sinh ham đọc sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em
có thói quen yêu sách và tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Nhưng, thử hỏi trong gia
đình cha mẹ, ông bà đã hướng cho con em mình thói quen đọc sách hay
chưa?
Nhiều gia đình cứ mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền, rồi
ngay từ khi các em còn nhỏ đã định hướng cho con đi theo các môn tự nhiên để sau
này ra trường dễ xin việc và có nhiều tiền. Nhiều cha mẹ còn định kiến với con
cái khi các em say mê với những tờ báo hay quyển sách trên tay bởi cho đó là
điều viển vông, thiếu thực tế...
Chính từ những suy nghĩ như vậy nên bây giờ vào các gia
đình ta vẫn thường thấy cha mẹ sắm cho con em mình đồ chơi hiện đại, đắt tiền để
chơi hoặc các em cứ cắm cúi vào các game online trên điện thoại của cha mẹ.
Trong khi đó lại rất hiếm những gia đình có tủ sách. Còn với các gia đình làm
nông thì do điều kiện kinh tế còn khó khăn và cũng ít biết được những giá trị
của sách, hoặc có biết nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì sách bây giờ có giá cao
quá.
Thứ
hai là thư viện nhà trường hiện nay quá thừa nhưng lại rất thiếu sách. Cái
thừa là phần lớn sách trong thư viện là sách giáo khoa được cấp về (học sinh
không có nhu cầu về sách này), còn lại một số đầu sách thì không phù hợp với lứa
tuổi học sinh, hoặc không có liên quan, các em dù có đọc nhưng chưa chắc có thể
hiểu được (bởi nhiều sách nghiên cứu). Trong khi những đầu sách dành cho tuổi
mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch sử lại ít hoặc không có. Các thư viện
nhà trường chưa chú ý đến các đầu sách hữu ích phục vụ cho văn hóa đọc của các
em học sinh. Phần lớn sách có ở thư viện hiện nay là sách… từ trên cấp về. Mà
sách cấp về thì mục đích của người mua và cấp không dễ gì phù hợp với học sinh
và thầy cô giáo!
Thứ
ba là hiện nay các đầu sách xuất bản có số lượng rất ít nhưng giá lại quá
cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên
nội dung các cuốn sách chưa cuốn hút được các em. Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp
những cuốn sách viết và xuất bản cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học trò nhưng lại
chạy theo thị hiếu thị trường, quá nhiều ngôn ngữ, hình ảnh bạo lực và nhạy
cảm…
Thứ
tư là hiện nay giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, mạng
Intenet được lắp đặt rộng rãi, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút
giới trẻ nên một bộ phận học sinh, sinh viên quen dần với thói quen đọc tin tức
trên mạng. Những thông tin mới, cập nhật được những vấn đề thời sự, ít tốn kém
và phù hợp với lứa tuổi.
Hướng học sinh đến với văn hóa đọc trước hết cần tạo cho
các em niềm say mê đọc sách từ nhỏ. Cha mẹ hãy tìm và hướng cho các em loại sách
phù hợp với lứa tuổi. Thư viện nhà trường cần được đầu tư về phòng ốc, sách báo
đúng nghĩa, khuyến khích các em đến đọc sách. Thầy cô giảng dạy cần khuyến khích
những bài viết sáng tạo, hướng các em tìm tòi qua sách báo, tài liệu. Xã hội cần
định hướng và xuất bản những đầu sách hay… Đó là những cách tốt để giúp các em
tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng học tập, đạo đức của học sinh trong nhà
trường mà lại hạn chế được các trò chơi vô bổ khác trong giới trẻ hiện
nay.
Nguyễn
Cao
Vì sao học sinh bây giờ ít đọc sách?
Dân
trí Ai cũng biết sách có một vai trò quan trọng trong việc hình thành tri
thức, nhân cách cho mỗi con người, nhất là đối với các em học sinh khi đang ngồi
trên ghế nhà trường. Nhưng trên thực tế, học sinh ngày nay rất ít đọc sách, thờ
ơ với sách. Vì sao vậy, có phải là các em không yêu sách?
>> Tăng
cường văn hóa đọc trong nhà trường
>> Đọc
sách - cây cầu kết nối trẻ với môn Tập làm văn
>> Học
sinh thiếu kỹ năng sống do ít đọc sách
Thứ
nhất, muốn học sinh ham đọc sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em
có thói quen yêu sách và tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Nhưng, thử hỏi trong gia
đình cha mẹ, ông bà đã hướng cho con em mình thói quen đọc sách hay
chưa?
Nhiều gia đình cứ mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền, rồi
ngay từ khi các em còn nhỏ đã định hướng cho con đi theo các môn tự nhiên để sau
này ra trường dễ xin việc và có nhiều tiền. Nhiều cha mẹ còn định kiến với con
cái khi các em say mê với những tờ báo hay quyển sách trên tay bởi cho đó là
điều viển vông, thiếu thực tế...
Chính từ những suy nghĩ như vậy nên bây giờ vào các gia
đình ta vẫn thường thấy cha mẹ sắm cho con em mình đồ chơi hiện đại, đắt tiền để
chơi hoặc các em cứ cắm cúi vào các game online trên điện thoại của cha mẹ.
Trong khi đó lại rất hiếm những gia đình có tủ sách. Còn với các gia đình làm
nông thì do điều kiện kinh tế còn khó khăn và cũng ít biết được những giá trị
của sách, hoặc có biết nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì sách bây giờ có giá cao
quá.
Thứ
hai là thư viện nhà trường hiện nay quá thừa nhưng lại rất thiếu sách. Cái
thừa là phần lớn sách trong thư viện là sách giáo khoa được cấp về (học sinh
không có nhu cầu về sách này), còn lại một số đầu sách thì không phù hợp với lứa
tuổi học sinh, hoặc không có liên quan, các em dù có đọc nhưng chưa chắc có thể
hiểu được (bởi nhiều sách nghiên cứu). Trong khi những đầu sách dành cho tuổi
mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch sử lại ít hoặc không có. Các thư viện
nhà trường chưa chú ý đến các đầu sách hữu ích phục vụ cho văn hóa đọc của các
em học sinh. Phần lớn sách có ở thư viện hiện nay là sách… từ trên cấp về. Mà
sách cấp về thì mục đích của người mua và cấp không dễ gì phù hợp với học sinh
và thầy cô giáo!
Thứ
ba là hiện nay các đầu sách xuất bản có số lượng rất ít nhưng giá lại quá
cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên
nội dung các cuốn sách chưa cuốn hút được các em. Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp
những cuốn sách viết và xuất bản cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học trò nhưng lại
chạy theo thị hiếu thị trường, quá nhiều ngôn ngữ, hình ảnh bạo lực và nhạy
cảm…
Thứ
tư là hiện nay giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, mạng
Intenet được lắp đặt rộng rãi, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút
giới trẻ nên một bộ phận học sinh, sinh viên quen dần với thói quen đọc tin tức
trên mạng. Những thông tin mới, cập nhật được những vấn đề thời sự, ít tốn kém
và phù hợp với lứa tuổi.
Hướng học sinh đến với văn hóa đọc trước hết cần tạo cho
các em niềm say mê đọc sách từ nhỏ. Cha mẹ hãy tìm và hướng cho các em loại sách
phù hợp với lứa tuổi. Thư viện nhà trường cần được đầu tư về phòng ốc, sách báo
đúng nghĩa, khuyến khích các em đến đọc sách. Thầy cô giảng dạy cần khuyến khích
những bài viết sáng tạo, hướng các em tìm tòi qua sách báo, tài liệu. Xã hội cần
định hướng và xuất bản những đầu sách hay… Đó là những cách tốt để giúp các em
tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng học tập, đạo đức của học sinh trong nhà
trường mà lại hạn chế được các trò chơi vô bổ khác trong giới trẻ hiện
nay.
Nguyễn
Cao
Thứ
nhất, muốn học sinh ham đọc sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em
có thói quen yêu sách và tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Nhưng, thử hỏi trong gia
đình cha mẹ, ông bà đã hướng cho con em mình thói quen đọc sách hay
chưa?
Nhiều gia đình cứ mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền, rồi
ngay từ khi các em còn nhỏ đã định hướng cho con đi theo các môn tự nhiên để sau
này ra trường dễ xin việc và có nhiều tiền. Nhiều cha mẹ còn định kiến với con
cái khi các em say mê với những tờ báo hay quyển sách trên tay bởi cho đó là
điều viển vông, thiếu thực tế...
Chính từ những suy nghĩ như vậy nên bây giờ vào các gia
đình ta vẫn thường thấy cha mẹ sắm cho con em mình đồ chơi hiện đại, đắt tiền để
chơi hoặc các em cứ cắm cúi vào các game online trên điện thoại của cha mẹ.
Trong khi đó lại rất hiếm những gia đình có tủ sách. Còn với các gia đình làm
nông thì do điều kiện kinh tế còn khó khăn và cũng ít biết được những giá trị
của sách, hoặc có biết nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì sách bây giờ có giá cao
quá.
Thứ
hai là thư viện nhà trường hiện nay quá thừa nhưng lại rất thiếu sách. Cái
thừa là phần lớn sách trong thư viện là sách giáo khoa được cấp về (học sinh
không có nhu cầu về sách này), còn lại một số đầu sách thì không phù hợp với lứa
tuổi học sinh, hoặc không có liên quan, các em dù có đọc nhưng chưa chắc có thể
hiểu được (bởi nhiều sách nghiên cứu). Trong khi những đầu sách dành cho tuổi
mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch sử lại ít hoặc không có. Các thư viện
nhà trường chưa chú ý đến các đầu sách hữu ích phục vụ cho văn hóa đọc của các
em học sinh. Phần lớn sách có ở thư viện hiện nay là sách… từ trên cấp về. Mà
sách cấp về thì mục đích của người mua và cấp không dễ gì phù hợp với học sinh
và thầy cô giáo!
Thứ
ba là hiện nay các đầu sách xuất bản có số lượng rất ít nhưng giá lại quá
cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên
nội dung các cuốn sách chưa cuốn hút được các em. Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp
những cuốn sách viết và xuất bản cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học trò nhưng lại
chạy theo thị hiếu thị trường, quá nhiều ngôn ngữ, hình ảnh bạo lực và nhạy
cảm…
Thứ
tư là hiện nay giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, mạng
Intenet được lắp đặt rộng rãi, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút
giới trẻ nên một bộ phận học sinh, sinh viên quen dần với thói quen đọc tin tức
trên mạng. Những thông tin mới, cập nhật được những vấn đề thời sự, ít tốn kém
và phù hợp với lứa tuổi.
Hướng học sinh đến với văn hóa đọc trước hết cần tạo cho
các em niềm say mê đọc sách từ nhỏ. Cha mẹ hãy tìm và hướng cho các em loại sách
phù hợp với lứa tuổi. Thư viện nhà trường cần được đầu tư về phòng ốc, sách báo
đúng nghĩa, khuyến khích các em đến đọc sách. Thầy cô giảng dạy cần khuyến khích
những bài viết sáng tạo, hướng các em tìm tòi qua sách báo, tài liệu. Xã hội cần
định hướng và xuất bản những đầu sách hay… Đó là những cách tốt để giúp các em
tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng học tập, đạo đức của học sinh trong nhà
trường mà lại hạn chế được các trò chơi vô bổ khác trong giới trẻ hiện
nay.
Nguyễn
Cao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét