Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Gặp 10 tỷ phú “tuổi trẻ tài cao” dưới 30 tuổi




Dân trí Đôi khi những người thành đạt nhất trên thế giới đã phải bắt đầu từ những hành trình khiêm tốn ở độ tuổi rất trẻ. Cách thức của họ khác với những vị tỷ phú nhiều tuổi, phấn đấu nhiều năm để có được thành công. Họ ở độ tuổi “la cà, uống cà phê”nhưng chỉ cần 1 ý tưởng hay đã trở thành tỷ phú.

Dưới đây là câu chuyện thành công của những chàng trai trẻ đã làm nên những điều to lớn.
1. Mark Zuckerberg
Mark Elliot Zuckerberg, chàng trai người Mỹ nổi tiếng, khởi nghiệp với internet, hiện đang sở hữu khối tài sản 16,8 tỷ đô la. Anh là người đồng sáng lập ra Facebook – mạng xã hội nổi tiếng trên khắp thế giới. Hiện tại, Zuckerberg là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Facebook. Tính đến năm 2013, tài sản cá nhân của Mark ước tính vào khoảng 16,8 tỷ đô. Anh trở thành tỷ phú ở tuổi 23, có tên trong danh sách 100 người giàu nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bầu chọn.
2. Scott Duncan
Scott Duncan, con trai độc của Dan Ducan, đồng sáng lập Công ty Hợp danh hữu hạn Enterprise Products Partners chuyên về dầu và khí đốt. Sau khi cha anh qua đời ở tuổi 77, Scott nhận tài sản kế thừa 3,1 tỷ đô la. Scott Duncan còn là tỷ phú Mỹ đầu tiên không phải đóng thuế di sản, do lỗ hổng trong luật kế thừa di sản. Tính đến năm 2013, tài sản của anh chàng này vào khoảng 5,1 tỷ đô la.
3. Dustin Moskovitz
Dustin Moskovitz là một trong những người đồng sáng lập ra Facebook cùng Mark Zuckerberg, điều này đồng nghĩa anh chàng sở hữu 3,8 tỷ đô la. Năm 2008, anh lại đồng sáng lập ra Asana (Ứng dụng quản lý công việc) cùng Justin Rosenstein.  Anh trở thành tỷ phú vì sở hữu 7,7% cổ phần tại Facebook. Dustin theo học Đại học Harvard chuyên ngành kinh tế trước khi gặp Zuckerberg tại Palo Alto và khởi đầu với dự án Facebook thành công hiện nay.
4. Eduardo Saverin
Eduardo Luiz Saverin là nhà đầu tư, khởi nghiệp với internet đang sở hữu 2,2 tỷ đô la. Saverin cũng là một trong những người sáng lập ra Facebook, sau những kiện cáo với Mark Zuckerberg, anh chỉ còn sở hữu 5% cổ phần tại Facebook. Hiện Eduardo cũng đang đầu tư vào trang web Qwiki và dịch vụ thanh toán trực tuyến Jumio.
5. Albert von Thurn und Taxis
Albert là một quý tộc người Đức, anh chàng sớm nằm trong danh sách những tỷ phú trẻ nhất thế giới kể từ khi cha anh mất vào năm 1990. Albert hiện đang sở hữu khoảng 1,5 tỷ đô la. Mẹ của anh cũng rất nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông và là “chìa khóa” trong việc kiểm soát tài sản của chồng cho đến khi Albert đủ tuổi quản lý. Anh có 2 chị gái là Maria Theresia và Elisabeth.
6. Adam D'Angelo
Adam D'Angelo là người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Quora, một chợ trực tuyến chia sẻ tri thức. Anh sở hữu khoảng 700 triệu đô la. Trước đó, anh cũng đã từng làm Giám đốc Công nghệ cho Facebook. D'Angelo là sinh viên Học viện Công nghệ California, người đứng thứ tám trong cuộc thi Computing Olympiad, và là một trong những người vào chung kết trong Thử thách Topcoder Collegiate. Tạp chí Fortune bầu chọn anh chàng này là một trong những nhân vật thông minh nhất về công nghệ.
7. Drew Houston
Drew Houston là người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Dropbox (dịch vụ sao lưu và lưu trữ trực tuyến) với khối tài sản 600 triệu đô la. Anh tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts với chứng chỉ Khoa học Máy tính. Drew sớm làm việc với các dự án Bit9, Accolade và Hubspot trước khi bắt đầu bắt tay làm Dropbox. Dự án khởi nghiệp Dropbox nhanh chóng thành công và là một trong những dự án đầu tư thành công nhất của công ty đầu tư mạo hiểm "Y Combinator".
8. Chris Hughes
Chris Hughes là một trong những người đồng sáng lập Facebook cùng Mark Zuckerberg, và cũng là một tay khởi nghiệp người Mỹ. Anh chàng hiện đang có khối tài sản 500 triệu đô la. Chris còn là Tổng biên tập của tờ The New Republic sau khi mua tạp chí này năm 2012. Anh có bằng cử nhân Nghệ thuật Lịch sử và Văn học tại trường Đại học Harvard. Anh chàng còn đứng ra xây dựng chiến dịch tranh cử của tổng thống Barack Obama năm 2008 trực tuyến trên website My.BarackObama.com
9. Kevin Systrom
Kevin Systrom được biết đến là người sáng lập ra Instagram, ứng dụng chia sẻ ảnh nổi tiếng. Anh còn là một tay khởi nghiệp và kĩ sư phần mềm đang sở hữu 470 triệu đô la. Hiện anh đã tốt nghiệp bằng cử nhân Quản lý Khoa học và Kĩ thuật của trường Đại học Stanford. Systrom bán lại Instagram cho Facebook với tổng giá trị 715 triệu đô la. Anh còn được biết đến là người có kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn như Google và Twitter.
10. Arash Ferdowsi
Arash Ferdowsi là Giám đốc kĩ thuật của Dropbox (dịch vụ sao lưu và lưu trữ trực tuyến). Anh quyết định nghỉ ở Học viện Công nghệ Massachusetts để tập trung vào việc kinh doanh. Tạp chí Inc. và Fortune đã cho tên anh vào danh sách “Những doanh nhân hàng đầu”. Arash còn là người “có duyên” khi nhận được vốn từ rất nhiều quỹ đầu mạo hiểm như Y Combinator, Accel Partners, Sequoia Capital... Hiện anh đang sở hữu hơn 400 triệu đô la.
T.N

Gặp 10 tỷ phú “tuổi trẻ tài cao” dưới 30 tuổi




Dân trí Đôi khi những người thành đạt nhất trên thế giới đã phải bắt đầu từ những hành trình khiêm tốn ở độ tuổi rất trẻ. Cách thức của họ khác với những vị tỷ phú nhiều tuổi, phấn đấu nhiều năm để có được thành công. Họ ở độ tuổi “la cà, uống cà phê”nhưng chỉ cần 1 ý tưởng hay đã trở thành tỷ phú.

Dưới đây là câu chuyện thành công của những chàng trai trẻ đã làm nên những điều to lớn.
1. Mark Zuckerberg
Mark Elliot Zuckerberg, chàng trai người Mỹ nổi tiếng, khởi nghiệp với internet, hiện đang sở hữu khối tài sản 16,8 tỷ đô la. Anh là người đồng sáng lập ra Facebook – mạng xã hội nổi tiếng trên khắp thế giới. Hiện tại, Zuckerberg là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Facebook. Tính đến năm 2013, tài sản cá nhân của Mark ước tính vào khoảng 16,8 tỷ đô. Anh trở thành tỷ phú ở tuổi 23, có tên trong danh sách 100 người giàu nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bầu chọn.
2. Scott Duncan
Scott Duncan, con trai độc của Dan Ducan, đồng sáng lập Công ty Hợp danh hữu hạn Enterprise Products Partners chuyên về dầu và khí đốt. Sau khi cha anh qua đời ở tuổi 77, Scott nhận tài sản kế thừa 3,1 tỷ đô la. Scott Duncan còn là tỷ phú Mỹ đầu tiên không phải đóng thuế di sản, do lỗ hổng trong luật kế thừa di sản. Tính đến năm 2013, tài sản của anh chàng này vào khoảng 5,1 tỷ đô la.
3. Dustin Moskovitz
Dustin Moskovitz là một trong những người đồng sáng lập ra Facebook cùng Mark Zuckerberg, điều này đồng nghĩa anh chàng sở hữu 3,8 tỷ đô la. Năm 2008, anh lại đồng sáng lập ra Asana (Ứng dụng quản lý công việc) cùng Justin Rosenstein.  Anh trở thành tỷ phú vì sở hữu 7,7% cổ phần tại Facebook. Dustin theo học Đại học Harvard chuyên ngành kinh tế trước khi gặp Zuckerberg tại Palo Alto và khởi đầu với dự án Facebook thành công hiện nay.
4. Eduardo Saverin
Eduardo Luiz Saverin là nhà đầu tư, khởi nghiệp với internet đang sở hữu 2,2 tỷ đô la. Saverin cũng là một trong những người sáng lập ra Facebook, sau những kiện cáo với Mark Zuckerberg, anh chỉ còn sở hữu 5% cổ phần tại Facebook. Hiện Eduardo cũng đang đầu tư vào trang web Qwiki và dịch vụ thanh toán trực tuyến Jumio.
5. Albert von Thurn und Taxis
Albert là một quý tộc người Đức, anh chàng sớm nằm trong danh sách những tỷ phú trẻ nhất thế giới kể từ khi cha anh mất vào năm 1990. Albert hiện đang sở hữu khoảng 1,5 tỷ đô la. Mẹ của anh cũng rất nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông và là “chìa khóa” trong việc kiểm soát tài sản của chồng cho đến khi Albert đủ tuổi quản lý. Anh có 2 chị gái là Maria Theresia và Elisabeth.
6. Adam D'Angelo
Adam D'Angelo là người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Quora, một chợ trực tuyến chia sẻ tri thức. Anh sở hữu khoảng 700 triệu đô la. Trước đó, anh cũng đã từng làm Giám đốc Công nghệ cho Facebook. D'Angelo là sinh viên Học viện Công nghệ California, người đứng thứ tám trong cuộc thi Computing Olympiad, và là một trong những người vào chung kết trong Thử thách Topcoder Collegiate. Tạp chí Fortune bầu chọn anh chàng này là một trong những nhân vật thông minh nhất về công nghệ.
7. Drew Houston
Drew Houston là người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Dropbox (dịch vụ sao lưu và lưu trữ trực tuyến) với khối tài sản 600 triệu đô la. Anh tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts với chứng chỉ Khoa học Máy tính. Drew sớm làm việc với các dự án Bit9, Accolade và Hubspot trước khi bắt đầu bắt tay làm Dropbox. Dự án khởi nghiệp Dropbox nhanh chóng thành công và là một trong những dự án đầu tư thành công nhất của công ty đầu tư mạo hiểm "Y Combinator".
8. Chris Hughes
Chris Hughes là một trong những người đồng sáng lập Facebook cùng Mark Zuckerberg, và cũng là một tay khởi nghiệp người Mỹ. Anh chàng hiện đang có khối tài sản 500 triệu đô la. Chris còn là Tổng biên tập của tờ The New Republic sau khi mua tạp chí này năm 2012. Anh có bằng cử nhân Nghệ thuật Lịch sử và Văn học tại trường Đại học Harvard. Anh chàng còn đứng ra xây dựng chiến dịch tranh cử của tổng thống Barack Obama năm 2008 trực tuyến trên website My.BarackObama.com
9. Kevin Systrom
Kevin Systrom được biết đến là người sáng lập ra Instagram, ứng dụng chia sẻ ảnh nổi tiếng. Anh còn là một tay khởi nghiệp và kĩ sư phần mềm đang sở hữu 470 triệu đô la. Hiện anh đã tốt nghiệp bằng cử nhân Quản lý Khoa học và Kĩ thuật của trường Đại học Stanford. Systrom bán lại Instagram cho Facebook với tổng giá trị 715 triệu đô la. Anh còn được biết đến là người có kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn như Google và Twitter.
10. Arash Ferdowsi
Arash Ferdowsi là Giám đốc kĩ thuật của Dropbox (dịch vụ sao lưu và lưu trữ trực tuyến). Anh quyết định nghỉ ở Học viện Công nghệ Massachusetts để tập trung vào việc kinh doanh. Tạp chí Inc. và Fortune đã cho tên anh vào danh sách “Những doanh nhân hàng đầu”. Arash còn là người “có duyên” khi nhận được vốn từ rất nhiều quỹ đầu mạo hiểm như Y Combinator, Accel Partners, Sequoia Capital... Hiện anh đang sở hữu hơn 400 triệu đô la.
T.N

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Vì sao học sinh bây giờ ít đọc sách?

Vì sao học sinh bây giờ ít đọc sách?




Dân trí Ai cũng biết sách có một vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức, nhân cách cho mỗi con người, nhất là đối với các em học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng trên thực tế, học sinh ngày nay rất ít đọc sách, thờ ơ với sách. Vì sao vậy, có phải là các em không yêu sách?
 >> Tăng cường văn hóa đọc trong nhà trường
 >> Đọc sách - cây cầu kết nối trẻ với môn Tập làm văn
 >> Học sinh thiếu kỹ năng sống do ít đọc sách

Thứ nhất, muốn học sinh ham đọc sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em có thói quen yêu sách và tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Nhưng, thử hỏi trong gia đình cha mẹ, ông bà đã hướng cho con em mình thói quen đọc sách hay chưa?
Nhiều gia đình cứ mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền, rồi ngay từ khi các em còn nhỏ đã định hướng cho con đi theo các môn tự nhiên để sau này ra trường dễ xin việc và có nhiều tiền. Nhiều cha mẹ còn định kiến với con cái khi các em say mê với những tờ báo hay quyển sách trên tay bởi cho đó là điều viển vông, thiếu thực tế...
Chính từ những suy nghĩ như vậy nên bây giờ vào các gia đình ta vẫn thường thấy cha mẹ sắm cho con em mình đồ chơi hiện đại, đắt tiền để chơi hoặc các em cứ cắm cúi vào các game online trên điện thoại của cha mẹ. Trong khi đó lại rất hiếm những gia đình có tủ sách. Còn với các gia đình làm nông thì do điều kiện kinh tế còn khó khăn và cũng ít biết được những giá trị của sách, hoặc có biết nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì sách bây giờ có giá cao quá.
Thứ hai là thư viện nhà trường hiện nay quá thừa nhưng lại rất thiếu sách. Cái thừa là phần lớn sách trong thư viện là sách giáo khoa được cấp về (học sinh không có nhu cầu về sách này), còn lại một số đầu sách thì không phù hợp với lứa tuổi học sinh, hoặc không có liên quan, các em dù có đọc nhưng chưa chắc có thể hiểu được (bởi nhiều sách nghiên cứu). Trong khi những đầu sách dành cho tuổi mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch sử lại ít hoặc không có. Các thư viện nhà trường chưa chú ý đến các đầu sách hữu ích phục vụ cho văn hóa đọc của các em học sinh. Phần lớn sách có ở thư viện hiện nay là sách… từ trên cấp về. Mà sách cấp về thì mục đích của người mua và cấp không dễ gì phù hợp với học sinh và thầy cô giáo!
Thứ ba là hiện nay các đầu sách xuất bản có số lượng rất ít nhưng giá lại quá cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên nội dung các cuốn sách chưa cuốn hút được các em. Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp những cuốn sách viết và xuất bản cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học trò nhưng lại chạy theo thị hiếu thị trường, quá nhiều ngôn ngữ, hình ảnh bạo lực và nhạy cảm…
Thứ tư là hiện nay giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, mạng Intenet được lắp đặt rộng rãi, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh, sinh viên quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Những thông tin mới, cập nhật được những vấn đề thời sự, ít tốn kém và phù hợp với lứa tuổi.
Hướng học sinh đến với văn hóa đọc trước hết cần tạo cho các em niềm say mê đọc sách từ nhỏ. Cha mẹ hãy tìm và hướng cho các em loại sách phù hợp với lứa tuổi. Thư viện nhà trường cần được đầu tư về phòng ốc, sách báo đúng nghĩa, khuyến khích các em đến đọc sách. Thầy cô giảng dạy cần khuyến khích những bài viết sáng tạo, hướng các em tìm tòi qua sách báo, tài liệu. Xã hội cần định hướng và xuất bản những đầu sách hay… Đó là những cách tốt để giúp các em tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng học tập, đạo đức của học sinh trong nhà trường mà lại hạn chế được các trò chơi vô bổ khác trong giới trẻ hiện nay.
Nguyễn Cao

Vì sao học sinh bây giờ ít đọc sách?




Dân trí Ai cũng biết sách có một vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức, nhân cách cho mỗi con người, nhất là đối với các em học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng trên thực tế, học sinh ngày nay rất ít đọc sách, thờ ơ với sách. Vì sao vậy, có phải là các em không yêu sách?
 >> Tăng cường văn hóa đọc trong nhà trường
 >> Đọc sách - cây cầu kết nối trẻ với môn Tập làm văn
 >> Học sinh thiếu kỹ năng sống do ít đọc sách

Thứ nhất, muốn học sinh ham đọc sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em có thói quen yêu sách và tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Nhưng, thử hỏi trong gia đình cha mẹ, ông bà đã hướng cho con em mình thói quen đọc sách hay chưa?
Nhiều gia đình cứ mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền, rồi ngay từ khi các em còn nhỏ đã định hướng cho con đi theo các môn tự nhiên để sau này ra trường dễ xin việc và có nhiều tiền. Nhiều cha mẹ còn định kiến với con cái khi các em say mê với những tờ báo hay quyển sách trên tay bởi cho đó là điều viển vông, thiếu thực tế...
Chính từ những suy nghĩ như vậy nên bây giờ vào các gia đình ta vẫn thường thấy cha mẹ sắm cho con em mình đồ chơi hiện đại, đắt tiền để chơi hoặc các em cứ cắm cúi vào các game online trên điện thoại của cha mẹ. Trong khi đó lại rất hiếm những gia đình có tủ sách. Còn với các gia đình làm nông thì do điều kiện kinh tế còn khó khăn và cũng ít biết được những giá trị của sách, hoặc có biết nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì sách bây giờ có giá cao quá.
Thứ hai là thư viện nhà trường hiện nay quá thừa nhưng lại rất thiếu sách. Cái thừa là phần lớn sách trong thư viện là sách giáo khoa được cấp về (học sinh không có nhu cầu về sách này), còn lại một số đầu sách thì không phù hợp với lứa tuổi học sinh, hoặc không có liên quan, các em dù có đọc nhưng chưa chắc có thể hiểu được (bởi nhiều sách nghiên cứu). Trong khi những đầu sách dành cho tuổi mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch sử lại ít hoặc không có. Các thư viện nhà trường chưa chú ý đến các đầu sách hữu ích phục vụ cho văn hóa đọc của các em học sinh. Phần lớn sách có ở thư viện hiện nay là sách… từ trên cấp về. Mà sách cấp về thì mục đích của người mua và cấp không dễ gì phù hợp với học sinh và thầy cô giáo!
Thứ ba là hiện nay các đầu sách xuất bản có số lượng rất ít nhưng giá lại quá cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên nội dung các cuốn sách chưa cuốn hút được các em. Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp những cuốn sách viết và xuất bản cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học trò nhưng lại chạy theo thị hiếu thị trường, quá nhiều ngôn ngữ, hình ảnh bạo lực và nhạy cảm…
Thứ tư là hiện nay giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, mạng Intenet được lắp đặt rộng rãi, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh, sinh viên quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Những thông tin mới, cập nhật được những vấn đề thời sự, ít tốn kém và phù hợp với lứa tuổi.
Hướng học sinh đến với văn hóa đọc trước hết cần tạo cho các em niềm say mê đọc sách từ nhỏ. Cha mẹ hãy tìm và hướng cho các em loại sách phù hợp với lứa tuổi. Thư viện nhà trường cần được đầu tư về phòng ốc, sách báo đúng nghĩa, khuyến khích các em đến đọc sách. Thầy cô giảng dạy cần khuyến khích những bài viết sáng tạo, hướng các em tìm tòi qua sách báo, tài liệu. Xã hội cần định hướng và xuất bản những đầu sách hay… Đó là những cách tốt để giúp các em tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng học tập, đạo đức của học sinh trong nhà trường mà lại hạn chế được các trò chơi vô bổ khác trong giới trẻ hiện nay.
Nguyễn Cao

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Khác+ lạ

Vì sao Nhật Bản không cho trẻ nghỉ học khi rét 2 độ C?

Hôm nay 25/1, nhiều trường tiểu học ở Hà Nội cho trẻ em nghỉ học vì nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Nhật Bản cũng đang hứng chịu đợt rét kỉ lục nhưng trái lại, các em học sinh vẫn mặc… quần đùi đến trường.
Hiện nay, nhiệt độ ở thủ đô Tokyo ghi nhận được ở mức dưới 4 độ C, trời rất rét dù có nắng. Tuy nhiên, các em học sinh kể cả trẻ nhỏ vẫn đi học bình thường. Truyền thống và văn hóa mặc quần đùi bất chấp giá rét của Nhật Bản là một điều lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Do đâu mà cha mẹ Nhật quyết định cho con em mình mặc “phong phanh” đến trường như vậy?
học sinh Nhật Bản, rét đậm, học sinh nghỉ học
Trẻ em Nhật nô đùa trong nắng dù thời tiết đang là 4 độ C (Ảnh chụp ngày 25/1).
Cha mẹ Nhật Bản quan niệm, thời tiết càng giá rét, trẻ em càng phải hoạt động thể chất nhiều để tăng cường sức đề kháng. Việc trẻ em Nhật cởi trần, chạy giữa giá rét mùa đông ở mức 2,3 độ là điều không còn xa lạ ở xứ sở Mặt trời mọc.
Mặc quần đùi trong mùa đông
Trẻ em Nhật đến trường và mặc những chiếc quần đùi trong mùa đông, bất chấp thời tiết giá rét thế nào là hình ảnh thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều cha mẹ Trung Quốc lần đầu sang Nhật sinh sống, gửi con ở trường mẫu giáo đã rất lo lắng khi thấy tất cả con em mình đều mặc quần cộc đi học. Họ cho rằng con trẻ không thể chịu đựng nổi giá rét của mùa đông nước Nhật.
học sinh Nhật Bản, rét đậm, học sinh nghỉ học
Mặc quần đùi đi học bất chấp thời tiết là một nét văn hóa ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, khi được hỏi, các bậc cha mẹ Nhật đều trả lời: “Dĩ nhiên là con sẽ bị ốm rồi. Mục đích của trẻ con đi học là để bị cảm lạnh và bị ốm”. Sau khi trải qua được thử thách đầu đời này, các em sẽ có sức đề kháng hơn hẳn những bạn đồng trang lứa từ các quốc gia khác.
Cởi trần chạy giữa giá rét
Cha mẹ Nhật quan niệm, thời tiết càng khắc nghiệt, con người càng dễ mắc bệnh do ít vận động thể chất. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được hướng tới một cuộc sống dồi dào các hoạt động thể chất, đặc biệt là đi bộ và chạy bộ.
học sinh Nhật Bản, rét đậm, học sinh nghỉ học
Hô vang quyết tâm vượt qua giá rét.
Ban đầu, các bậc cha mẹ chia nhỏ quãng đường từ 10m, 20m, 100m rồi tăng dần theo thời gian để phù hợp với giai đoạn phát triển của các em. Những đoạn đường đi bộ ít khi bằng phẳng mà thường gồ ghề, nhiều sỏi đá để tăng tính thử thách. Các hội thảo, chuyên đề về đi bộ, chạy bộ, phương pháp nuôi con được tổ chức thường xuyên giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn và đánh giá đúng đắn nhất về cách nuôi con qua chạy bộ và đi bộ.
Thông thường, trẻ em cấp 1 ở Nhật có thể leo núi 4 giờ đồng hồ là chuyện rất bình thường. Ở trường các câu lạc bộ về đi bộ, leo núi, chạy bộ cũng là một nét văn hóa hình thành từ lâu ở xứ sở Mặt trời mọc.
học sinh Nhật Bản, rét đậm, học sinh nghỉ học
Các bài tập chạy bộ, đi bộ thường được trường học tổ chức cho các em tham gia.
Trẻ em mẫu giáo được rèn luyện mặc quần cộc trong mùa đông nên sức đề kháng được rèn luyện ngay từ nhỏ. Trong tiết trời giá rét từ 2-5 độ C, các em có thể thoải mái nô đùa, nghịch ngợm mà không lo mắc các chứng cảm lạnh, viêm đường hô hấp do được rèn luyện mỗi ngày.
Các hội thao với hình ảnh các em nhỏ cởi trần, chạy bộ trong mùa đông giá rét, vừa chạy vừa hô câu khẩu hiệu thể hiện quyết tâm là điều khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi tới Nhật Bản. Giáo dục thể chất là một phần quan trọng được bố mẹ, thầy cô giáo định hướng cho các em ngay từ khi lọt lòng.

Vì sao Nhật Bản không cho trẻ nghỉ học khi rét 2 độ C?

Hôm nay 25/1, nhiều trường tiểu học ở Hà Nội cho trẻ em nghỉ học vì nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Nhật Bản cũng đang hứng chịu đợt rét kỉ lục nhưng trái lại, các em học sinh vẫn mặc… quần đùi đến trường.
Hiện nay, nhiệt độ ở thủ đô Tokyo ghi nhận được ở mức dưới 4 độ C, trời rất rét dù có nắng. Tuy nhiên, các em học sinh kể cả trẻ nhỏ vẫn đi học bình thường. Truyền thống và văn hóa mặc quần đùi bất chấp giá rét của Nhật Bản là một điều lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Do đâu mà cha mẹ Nhật quyết định cho con em mình mặc “phong phanh” đến trường như vậy?
học sinh Nhật Bản, rét đậm, học sinh nghỉ học
Trẻ em Nhật nô đùa trong nắng dù thời tiết đang là 4 độ C (Ảnh chụp ngày 25/1).
Cha mẹ Nhật Bản quan niệm, thời tiết càng giá rét, trẻ em càng phải hoạt động thể chất nhiều để tăng cường sức đề kháng. Việc trẻ em Nhật cởi trần, chạy giữa giá rét mùa đông ở mức 2,3 độ là điều không còn xa lạ ở xứ sở Mặt trời mọc.
Mặc quần đùi trong mùa đông
Trẻ em Nhật đến trường và mặc những chiếc quần đùi trong mùa đông, bất chấp thời tiết giá rét thế nào là hình ảnh thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều cha mẹ Trung Quốc lần đầu sang Nhật sinh sống, gửi con ở trường mẫu giáo đã rất lo lắng khi thấy tất cả con em mình đều mặc quần cộc đi học. Họ cho rằng con trẻ không thể chịu đựng nổi giá rét của mùa đông nước Nhật.
học sinh Nhật Bản, rét đậm, học sinh nghỉ học
Mặc quần đùi đi học bất chấp thời tiết là một nét văn hóa ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, khi được hỏi, các bậc cha mẹ Nhật đều trả lời: “Dĩ nhiên là con sẽ bị ốm rồi. Mục đích của trẻ con đi học là để bị cảm lạnh và bị ốm”. Sau khi trải qua được thử thách đầu đời này, các em sẽ có sức đề kháng hơn hẳn những bạn đồng trang lứa từ các quốc gia khác.
Cởi trần chạy giữa giá rét
Cha mẹ Nhật quan niệm, thời tiết càng khắc nghiệt, con người càng dễ mắc bệnh do ít vận động thể chất. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được hướng tới một cuộc sống dồi dào các hoạt động thể chất, đặc biệt là đi bộ và chạy bộ.
học sinh Nhật Bản, rét đậm, học sinh nghỉ học
Hô vang quyết tâm vượt qua giá rét.
Ban đầu, các bậc cha mẹ chia nhỏ quãng đường từ 10m, 20m, 100m rồi tăng dần theo thời gian để phù hợp với giai đoạn phát triển của các em. Những đoạn đường đi bộ ít khi bằng phẳng mà thường gồ ghề, nhiều sỏi đá để tăng tính thử thách. Các hội thảo, chuyên đề về đi bộ, chạy bộ, phương pháp nuôi con được tổ chức thường xuyên giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn và đánh giá đúng đắn nhất về cách nuôi con qua chạy bộ và đi bộ.
Thông thường, trẻ em cấp 1 ở Nhật có thể leo núi 4 giờ đồng hồ là chuyện rất bình thường. Ở trường các câu lạc bộ về đi bộ, leo núi, chạy bộ cũng là một nét văn hóa hình thành từ lâu ở xứ sở Mặt trời mọc.
học sinh Nhật Bản, rét đậm, học sinh nghỉ học
Các bài tập chạy bộ, đi bộ thường được trường học tổ chức cho các em tham gia.
Trẻ em mẫu giáo được rèn luyện mặc quần cộc trong mùa đông nên sức đề kháng được rèn luyện ngay từ nhỏ. Trong tiết trời giá rét từ 2-5 độ C, các em có thể thoải mái nô đùa, nghịch ngợm mà không lo mắc các chứng cảm lạnh, viêm đường hô hấp do được rèn luyện mỗi ngày.
Các hội thao với hình ảnh các em nhỏ cởi trần, chạy bộ trong mùa đông giá rét, vừa chạy vừa hô câu khẩu hiệu thể hiện quyết tâm là điều khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi tới Nhật Bản. Giáo dục thể chất là một phần quan trọng được bố mẹ, thầy cô giáo định hướng cho các em ngay từ khi lọt lòng.