Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Làm thế nào để phòng tránh sét khi ở ngoài trời

Tháng Tư trảy hội chùa Dâu
“Dù ai đi đâu về đâu/Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”. Hàng năm, ngày 8-4 âm lịch được xem là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni (Ấn Độ) cũng là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam), nhân dân 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả (Thuận Thành) lại tưng bừng mở hội chùa Dâu.

Chùa Dâu trong ngày hội.
Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Dâu
Nhiều tài liệu xác nhận chùa Dâu (Thanh Khương, Thuận Thành) được xây dựng từ thế kỷ II. Đến đầu thế kỷ XIV, chùa Dâu được xây dựng quy mô hàng trăm gian với nhiều công trình chùa, tháp, cầu qua sông Dâu mà dân gian vẫn truyền là: “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp” do Trạng nguyên thời Trần Mạc Đĩnh Chi đứng ra hưng công mở rộng. Đến thời Lê-Nguyễn, chùa Dâu được tu sửa nhiều lần, kiến trúc còn lại như ngày nay cơ bản là của thời Lê-Nguyễn (thuộc thế kỷ XVIII-XIX). Tuy nhiên, vẫn còn những dấu tích kiến trúc thuộc thời Trần như bệ đa hoa sen đặt sau tượng Pháp Vân, phần chạm khắc ở vì nóc tòa thượng điện.
Năm 2014, chùa Dâu được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Kiến trúc chùa hiện nay theo kiểu “nội công ngoại quốc”, giữa là ba tòa: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện và hai bên là hai dãy hành lang, phía trước dãy nhà ngang 9 gian, giữa sân là tháp Hòa Phong cao tam tầng. Ngoài ra còn nhiều công trình khác như nhà Tổ, nhà Tăng... Tất cả công trình đều được xây gạch, lợp ngói, khung gỗ lim, kết cấu đơn giản.
Trung tâm thờ tự ở chùa Dâu đặt trong tòa Thượng điện với tượng Pháp Vân và tượng Thạch Quang đặt ở chính giữa. Trong chùa có nhiều di tích và tượng quý như: Tượng kim đồng ngọc nữ, tượng La Hán, nhiều hiện vật có giá trị như tay ngai, bệ tòa sen, chuông khánh, bia đá, sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam, bản khắc gỗ “Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh”…
Nằm trong quần thể khu di tích Luy Lâu với những dấu tích vật chất, khảo cổ học vô cùng phong phú, chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là biểu hiện sinh động, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập vào nước ta. Qua suốt tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa Dâu và hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp luôn giữ vai trò là chứng tích tổ đình Phật giáo Việt Nam và còn là thiền viện lớn - nơi nghiên cứu phật pháp, đào tạo tăng sĩ, lưu giữ các bản kinh phật và là quê hương của nhiều bậc cao tăng nổi tiếng.
Độc đáo lễ hội rước Phật Tứ Pháp
Lễ hội chùa Dâu được coi là lễ hội cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa - một ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp. Sử sách ghi chép, các vua chúa thường về đây dự hội, lễ Phật, cầu đảo, thậm chí tượng Pháp Vân nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long để cầu đảo.
Người dân vùng Dâu kể rằng, lễ rước trong hội chùa Dâu rất đặc biệt, mang nhiều nét đẹp văn hóa tiêu biểu, độc đáo. Ngày chính hội, các làng thuộc Tổng Dâu xưa, nay thuộc 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả tổ chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa làng về “công đồng” hội ngộ tại chùa Dâu. Đám rước gồm ngựa thờ, cờ quạt, tàn lọng, trống chiêng… Điều đặc sắc, ấn tượng nhất là khi tới chùa Dâu thì diễn ra trò “mẹ đuổi con”. Kiệu bà Dâu, bà Đậu, bà Tướng, bà Dàn, được rước chạy ba vòng rồi trở về chỗ cũ. Kiệu Man Nương tức “Kiệu mẹ” được rước vào trong chùa Dâu. Tiếp đến là trò cướp nước với sự tham gia của hai kiệu Pháp Vũ và Pháp Lôi. Khi có hiệu lệnh, kiệu hai bà được rước chạy ra Tam quan, kiệu nào đến trước thì lấy được nước, thắng cuộc. Thường kiệu Pháp Vũ đến trước và người dân quan niệm năm đó sẽ được mùa. Ngược lại, nếu kiệu Pháp Lôi đến trước thì năm đó ruộng đồng lắm sâu nhiều đỉa, làm ăn vất vả, trắc trở. Bởi vậy nên dân gian còn truyền câu ca “Ngày Tám tháng Tư không mưa/Bỏ cả cầy bừa mà vứt lúa đi/Ngày Tám tháng Tư có mưa/Mẹ con đi sớm về trưa ngại gì”.
Cùng với trò cướp nước còn có múa gậy “Bạc trượng” và “Hồng côn” để dẹp hội. Theo dân gian, múa gậy không chỉ để dẹp đám mà còn tái diễn sự tích cây gậy thần kỳ. Giếng cổ trong chùa là dấu vết Man Nương cắm gậy xuống đất làm ra nước cứu sống sinh linh. Ngoài ra, còn nghi thức rước Tứ Pháp đi “tuần nhiễu” ban đêm một vòng khép kín từ Đông sang Tây để mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa. Trước khi giã hội còn rước kiệu Thạch Quang và Tứ pháp về chùa Mãn Xá để bái tổ sau đó diễn trò vái chị, vái em. Ý nghĩa của nghi lễ trong đám rước không chỉ là tình mẹ-con, chị-em biểu hiện đức độ truyền thống mà còn được hiểu là sự giao hoà thiên nhiên, thời tiết.
Khoảng hơn 20 năm trở lại đây, hội chùa Dâu không tổ chức lễ rước quy mô như xưa nhưng nhân dân địa phương vẫn duy trì mở hội theo phong tục truyền thống với phần lễ trang nghiêm, phần hội sôi nổi, phong phú các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao như: Thi tổ tôm điếm, hát Quan họ trên thuyền rồng, múa rối nước, hát văn, thi đấu cờ tướng, thả chim bồ câu bay… Năm nay, với chủ trương tổ chức lễ hội trang nghiêm, tiết kiệm, không phô trương theo đúng tinh thần xây dựng nếp sống văn minh, huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị di tích và lễ hội, đồng thời bảo đảm các phương án giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông; chú ý công tác y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường không gian lễ hội… nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các tín đồ tăng ni, phật tử, du khách đến hành lễ, dâng hương và trảy hội chùa Dâu năm 2016.


Bài, ảnh: V.Thanh
Tháng Tư trảy hội chùa Dâu
“Dù ai đi đâu về đâu/Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”. Hàng năm, ngày 8-4 âm lịch được xem là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni (Ấn Độ) cũng là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam), nhân dân 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả (Thuận Thành) lại tưng bừng mở hội chùa Dâu.

Chùa Dâu trong ngày hội.
Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Dâu
Nhiều tài liệu xác nhận chùa Dâu (Thanh Khương, Thuận Thành) được xây dựng từ thế kỷ II. Đến đầu thế kỷ XIV, chùa Dâu được xây dựng quy mô hàng trăm gian với nhiều công trình chùa, tháp, cầu qua sông Dâu mà dân gian vẫn truyền là: “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp” do Trạng nguyên thời Trần Mạc Đĩnh Chi đứng ra hưng công mở rộng. Đến thời Lê-Nguyễn, chùa Dâu được tu sửa nhiều lần, kiến trúc còn lại như ngày nay cơ bản là của thời Lê-Nguyễn (thuộc thế kỷ XVIII-XIX). Tuy nhiên, vẫn còn những dấu tích kiến trúc thuộc thời Trần như bệ đa hoa sen đặt sau tượng Pháp Vân, phần chạm khắc ở vì nóc tòa thượng điện.
Năm 2014, chùa Dâu được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Kiến trúc chùa hiện nay theo kiểu “nội công ngoại quốc”, giữa là ba tòa: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện và hai bên là hai dãy hành lang, phía trước dãy nhà ngang 9 gian, giữa sân là tháp Hòa Phong cao tam tầng. Ngoài ra còn nhiều công trình khác như nhà Tổ, nhà Tăng... Tất cả công trình đều được xây gạch, lợp ngói, khung gỗ lim, kết cấu đơn giản.
Trung tâm thờ tự ở chùa Dâu đặt trong tòa Thượng điện với tượng Pháp Vân và tượng Thạch Quang đặt ở chính giữa. Trong chùa có nhiều di tích và tượng quý như: Tượng kim đồng ngọc nữ, tượng La Hán, nhiều hiện vật có giá trị như tay ngai, bệ tòa sen, chuông khánh, bia đá, sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam, bản khắc gỗ “Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh”…
Nằm trong quần thể khu di tích Luy Lâu với những dấu tích vật chất, khảo cổ học vô cùng phong phú, chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là biểu hiện sinh động, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập vào nước ta. Qua suốt tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa Dâu và hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp luôn giữ vai trò là chứng tích tổ đình Phật giáo Việt Nam và còn là thiền viện lớn - nơi nghiên cứu phật pháp, đào tạo tăng sĩ, lưu giữ các bản kinh phật và là quê hương của nhiều bậc cao tăng nổi tiếng.
Độc đáo lễ hội rước Phật Tứ Pháp
Lễ hội chùa Dâu được coi là lễ hội cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa - một ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp. Sử sách ghi chép, các vua chúa thường về đây dự hội, lễ Phật, cầu đảo, thậm chí tượng Pháp Vân nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long để cầu đảo.
Người dân vùng Dâu kể rằng, lễ rước trong hội chùa Dâu rất đặc biệt, mang nhiều nét đẹp văn hóa tiêu biểu, độc đáo. Ngày chính hội, các làng thuộc Tổng Dâu xưa, nay thuộc 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả tổ chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa làng về “công đồng” hội ngộ tại chùa Dâu. Đám rước gồm ngựa thờ, cờ quạt, tàn lọng, trống chiêng… Điều đặc sắc, ấn tượng nhất là khi tới chùa Dâu thì diễn ra trò “mẹ đuổi con”. Kiệu bà Dâu, bà Đậu, bà Tướng, bà Dàn, được rước chạy ba vòng rồi trở về chỗ cũ. Kiệu Man Nương tức “Kiệu mẹ” được rước vào trong chùa Dâu. Tiếp đến là trò cướp nước với sự tham gia của hai kiệu Pháp Vũ và Pháp Lôi. Khi có hiệu lệnh, kiệu hai bà được rước chạy ra Tam quan, kiệu nào đến trước thì lấy được nước, thắng cuộc. Thường kiệu Pháp Vũ đến trước và người dân quan niệm năm đó sẽ được mùa. Ngược lại, nếu kiệu Pháp Lôi đến trước thì năm đó ruộng đồng lắm sâu nhiều đỉa, làm ăn vất vả, trắc trở. Bởi vậy nên dân gian còn truyền câu ca “Ngày Tám tháng Tư không mưa/Bỏ cả cầy bừa mà vứt lúa đi/Ngày Tám tháng Tư có mưa/Mẹ con đi sớm về trưa ngại gì”.
Cùng với trò cướp nước còn có múa gậy “Bạc trượng” và “Hồng côn” để dẹp hội. Theo dân gian, múa gậy không chỉ để dẹp đám mà còn tái diễn sự tích cây gậy thần kỳ. Giếng cổ trong chùa là dấu vết Man Nương cắm gậy xuống đất làm ra nước cứu sống sinh linh. Ngoài ra, còn nghi thức rước Tứ Pháp đi “tuần nhiễu” ban đêm một vòng khép kín từ Đông sang Tây để mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa. Trước khi giã hội còn rước kiệu Thạch Quang và Tứ pháp về chùa Mãn Xá để bái tổ sau đó diễn trò vái chị, vái em. Ý nghĩa của nghi lễ trong đám rước không chỉ là tình mẹ-con, chị-em biểu hiện đức độ truyền thống mà còn được hiểu là sự giao hoà thiên nhiên, thời tiết.
Khoảng hơn 20 năm trở lại đây, hội chùa Dâu không tổ chức lễ rước quy mô như xưa nhưng nhân dân địa phương vẫn duy trì mở hội theo phong tục truyền thống với phần lễ trang nghiêm, phần hội sôi nổi, phong phú các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao như: Thi tổ tôm điếm, hát Quan họ trên thuyền rồng, múa rối nước, hát văn, thi đấu cờ tướng, thả chim bồ câu bay… Năm nay, với chủ trương tổ chức lễ hội trang nghiêm, tiết kiệm, không phô trương theo đúng tinh thần xây dựng nếp sống văn minh, huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị di tích và lễ hội, đồng thời bảo đảm các phương án giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông; chú ý công tác y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường không gian lễ hội… nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các tín đồ tăng ni, phật tử, du khách đến hành lễ, dâng hương và trảy hội chùa Dâu năm 2016.
Bài, ảnh: V.Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét