Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Tháng Tư trảy hội chùa Dâu

Tháng Tư trảy hội chùa Dâu
“Dù ai đi đâu về đâu/Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”. Hàng năm, ngày 8-4 âm lịch được xem là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni (Ấn Độ) cũng là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam), nhân dân 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả (Thuận Thành) lại tưng bừng mở hội chùa Dâu.

Chùa Dâu trong ngày hội.
Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Dâu
Nhiều tài liệu xác nhận chùa Dâu (Thanh Khương, Thuận Thành) được xây dựng từ thế kỷ II. Đến đầu thế kỷ XIV, chùa Dâu được xây dựng quy mô hàng trăm gian với nhiều công trình chùa, tháp, cầu qua sông Dâu mà dân gian vẫn truyền là: “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp” do Trạng nguyên thời Trần Mạc Đĩnh Chi đứng ra hưng công mở rộng. Đến thời Lê-Nguyễn, chùa Dâu được tu sửa nhiều lần, kiến trúc còn lại như ngày nay cơ bản là của thời Lê-Nguyễn (thuộc thế kỷ XVIII-XIX). Tuy nhiên, vẫn còn những dấu tích kiến trúc thuộc thời Trần như bệ đa hoa sen đặt sau tượng Pháp Vân, phần chạm khắc ở vì nóc tòa thượng điện.
Năm 2014, chùa Dâu được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Kiến trúc chùa hiện nay theo kiểu “nội công ngoại quốc”, giữa là ba tòa: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện và hai bên là hai dãy hành lang, phía trước dãy nhà ngang 9 gian, giữa sân là tháp Hòa Phong cao tam tầng. Ngoài ra còn nhiều công trình khác như nhà Tổ, nhà Tăng... Tất cả công trình đều được xây gạch, lợp ngói, khung gỗ lim, kết cấu đơn giản.
Trung tâm thờ tự ở chùa Dâu đặt trong tòa Thượng điện với tượng Pháp Vân và tượng Thạch Quang đặt ở chính giữa. Trong chùa có nhiều di tích và tượng quý như: Tượng kim đồng ngọc nữ, tượng La Hán, nhiều hiện vật có giá trị như tay ngai, bệ tòa sen, chuông khánh, bia đá, sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam, bản khắc gỗ “Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh”…
Nằm trong quần thể khu di tích Luy Lâu với những dấu tích vật chất, khảo cổ học vô cùng phong phú, chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là biểu hiện sinh động, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập vào nước ta. Qua suốt tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa Dâu và hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp luôn giữ vai trò là chứng tích tổ đình Phật giáo Việt Nam và còn là thiền viện lớn - nơi nghiên cứu phật pháp, đào tạo tăng sĩ, lưu giữ các bản kinh phật và là quê hương của nhiều bậc cao tăng nổi tiếng.
Độc đáo lễ hội rước Phật Tứ Pháp
Lễ hội chùa Dâu được coi là lễ hội cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa - một ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp. Sử sách ghi chép, các vua chúa thường về đây dự hội, lễ Phật, cầu đảo, thậm chí tượng Pháp Vân nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long để cầu đảo.
Người dân vùng Dâu kể rằng, lễ rước trong hội chùa Dâu rất đặc biệt, mang nhiều nét đẹp văn hóa tiêu biểu, độc đáo. Ngày chính hội, các làng thuộc Tổng Dâu xưa, nay thuộc 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả tổ chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa làng về “công đồng” hội ngộ tại chùa Dâu. Đám rước gồm ngựa thờ, cờ quạt, tàn lọng, trống chiêng… Điều đặc sắc, ấn tượng nhất là khi tới chùa Dâu thì diễn ra trò “mẹ đuổi con”. Kiệu bà Dâu, bà Đậu, bà Tướng, bà Dàn, được rước chạy ba vòng rồi trở về chỗ cũ. Kiệu Man Nương tức “Kiệu mẹ” được rước vào trong chùa Dâu. Tiếp đến là trò cướp nước với sự tham gia của hai kiệu Pháp Vũ và Pháp Lôi. Khi có hiệu lệnh, kiệu hai bà được rước chạy ra Tam quan, kiệu nào đến trước thì lấy được nước, thắng cuộc. Thường kiệu Pháp Vũ đến trước và người dân quan niệm năm đó sẽ được mùa. Ngược lại, nếu kiệu Pháp Lôi đến trước thì năm đó ruộng đồng lắm sâu nhiều đỉa, làm ăn vất vả, trắc trở. Bởi vậy nên dân gian còn truyền câu ca “Ngày Tám tháng Tư không mưa/Bỏ cả cầy bừa mà vứt lúa đi/Ngày Tám tháng Tư có mưa/Mẹ con đi sớm về trưa ngại gì”.
Cùng với trò cướp nước còn có múa gậy “Bạc trượng” và “Hồng côn” để dẹp hội. Theo dân gian, múa gậy không chỉ để dẹp đám mà còn tái diễn sự tích cây gậy thần kỳ. Giếng cổ trong chùa là dấu vết Man Nương cắm gậy xuống đất làm ra nước cứu sống sinh linh. Ngoài ra, còn nghi thức rước Tứ Pháp đi “tuần nhiễu” ban đêm một vòng khép kín từ Đông sang Tây để mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa. Trước khi giã hội còn rước kiệu Thạch Quang và Tứ pháp về chùa Mãn Xá để bái tổ sau đó diễn trò vái chị, vái em. Ý nghĩa của nghi lễ trong đám rước không chỉ là tình mẹ-con, chị-em biểu hiện đức độ truyền thống mà còn được hiểu là sự giao hoà thiên nhiên, thời tiết.
Khoảng hơn 20 năm trở lại đây, hội chùa Dâu không tổ chức lễ rước quy mô như xưa nhưng nhân dân địa phương vẫn duy trì mở hội theo phong tục truyền thống với phần lễ trang nghiêm, phần hội sôi nổi, phong phú các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao như: Thi tổ tôm điếm, hát Quan họ trên thuyền rồng, múa rối nước, hát văn, thi đấu cờ tướng, thả chim bồ câu bay… Năm nay, với chủ trương tổ chức lễ hội trang nghiêm, tiết kiệm, không phô trương theo đúng tinh thần xây dựng nếp sống văn minh, huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị di tích và lễ hội, đồng thời bảo đảm các phương án giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông; chú ý công tác y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường không gian lễ hội… nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các tín đồ tăng ni, phật tử, du khách đến hành lễ, dâng hương và trảy hội chùa Dâu năm 2016.

Bài, ảnh: V.Thanh

Làm thế nào để phòng tránh sét khi ở ngoài trời

Tháng Tư trảy hội chùa Dâu
“Dù ai đi đâu về đâu/Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”. Hàng năm, ngày 8-4 âm lịch được xem là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni (Ấn Độ) cũng là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam), nhân dân 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả (Thuận Thành) lại tưng bừng mở hội chùa Dâu.

Chùa Dâu trong ngày hội.
Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Dâu
Nhiều tài liệu xác nhận chùa Dâu (Thanh Khương, Thuận Thành) được xây dựng từ thế kỷ II. Đến đầu thế kỷ XIV, chùa Dâu được xây dựng quy mô hàng trăm gian với nhiều công trình chùa, tháp, cầu qua sông Dâu mà dân gian vẫn truyền là: “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp” do Trạng nguyên thời Trần Mạc Đĩnh Chi đứng ra hưng công mở rộng. Đến thời Lê-Nguyễn, chùa Dâu được tu sửa nhiều lần, kiến trúc còn lại như ngày nay cơ bản là của thời Lê-Nguyễn (thuộc thế kỷ XVIII-XIX). Tuy nhiên, vẫn còn những dấu tích kiến trúc thuộc thời Trần như bệ đa hoa sen đặt sau tượng Pháp Vân, phần chạm khắc ở vì nóc tòa thượng điện.
Năm 2014, chùa Dâu được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Kiến trúc chùa hiện nay theo kiểu “nội công ngoại quốc”, giữa là ba tòa: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện và hai bên là hai dãy hành lang, phía trước dãy nhà ngang 9 gian, giữa sân là tháp Hòa Phong cao tam tầng. Ngoài ra còn nhiều công trình khác như nhà Tổ, nhà Tăng... Tất cả công trình đều được xây gạch, lợp ngói, khung gỗ lim, kết cấu đơn giản.
Trung tâm thờ tự ở chùa Dâu đặt trong tòa Thượng điện với tượng Pháp Vân và tượng Thạch Quang đặt ở chính giữa. Trong chùa có nhiều di tích và tượng quý như: Tượng kim đồng ngọc nữ, tượng La Hán, nhiều hiện vật có giá trị như tay ngai, bệ tòa sen, chuông khánh, bia đá, sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam, bản khắc gỗ “Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh”…
Nằm trong quần thể khu di tích Luy Lâu với những dấu tích vật chất, khảo cổ học vô cùng phong phú, chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là biểu hiện sinh động, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập vào nước ta. Qua suốt tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa Dâu và hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp luôn giữ vai trò là chứng tích tổ đình Phật giáo Việt Nam và còn là thiền viện lớn - nơi nghiên cứu phật pháp, đào tạo tăng sĩ, lưu giữ các bản kinh phật và là quê hương của nhiều bậc cao tăng nổi tiếng.
Độc đáo lễ hội rước Phật Tứ Pháp
Lễ hội chùa Dâu được coi là lễ hội cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa - một ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp. Sử sách ghi chép, các vua chúa thường về đây dự hội, lễ Phật, cầu đảo, thậm chí tượng Pháp Vân nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long để cầu đảo.
Người dân vùng Dâu kể rằng, lễ rước trong hội chùa Dâu rất đặc biệt, mang nhiều nét đẹp văn hóa tiêu biểu, độc đáo. Ngày chính hội, các làng thuộc Tổng Dâu xưa, nay thuộc 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả tổ chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa làng về “công đồng” hội ngộ tại chùa Dâu. Đám rước gồm ngựa thờ, cờ quạt, tàn lọng, trống chiêng… Điều đặc sắc, ấn tượng nhất là khi tới chùa Dâu thì diễn ra trò “mẹ đuổi con”. Kiệu bà Dâu, bà Đậu, bà Tướng, bà Dàn, được rước chạy ba vòng rồi trở về chỗ cũ. Kiệu Man Nương tức “Kiệu mẹ” được rước vào trong chùa Dâu. Tiếp đến là trò cướp nước với sự tham gia của hai kiệu Pháp Vũ và Pháp Lôi. Khi có hiệu lệnh, kiệu hai bà được rước chạy ra Tam quan, kiệu nào đến trước thì lấy được nước, thắng cuộc. Thường kiệu Pháp Vũ đến trước và người dân quan niệm năm đó sẽ được mùa. Ngược lại, nếu kiệu Pháp Lôi đến trước thì năm đó ruộng đồng lắm sâu nhiều đỉa, làm ăn vất vả, trắc trở. Bởi vậy nên dân gian còn truyền câu ca “Ngày Tám tháng Tư không mưa/Bỏ cả cầy bừa mà vứt lúa đi/Ngày Tám tháng Tư có mưa/Mẹ con đi sớm về trưa ngại gì”.
Cùng với trò cướp nước còn có múa gậy “Bạc trượng” và “Hồng côn” để dẹp hội. Theo dân gian, múa gậy không chỉ để dẹp đám mà còn tái diễn sự tích cây gậy thần kỳ. Giếng cổ trong chùa là dấu vết Man Nương cắm gậy xuống đất làm ra nước cứu sống sinh linh. Ngoài ra, còn nghi thức rước Tứ Pháp đi “tuần nhiễu” ban đêm một vòng khép kín từ Đông sang Tây để mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa. Trước khi giã hội còn rước kiệu Thạch Quang và Tứ pháp về chùa Mãn Xá để bái tổ sau đó diễn trò vái chị, vái em. Ý nghĩa của nghi lễ trong đám rước không chỉ là tình mẹ-con, chị-em biểu hiện đức độ truyền thống mà còn được hiểu là sự giao hoà thiên nhiên, thời tiết.
Khoảng hơn 20 năm trở lại đây, hội chùa Dâu không tổ chức lễ rước quy mô như xưa nhưng nhân dân địa phương vẫn duy trì mở hội theo phong tục truyền thống với phần lễ trang nghiêm, phần hội sôi nổi, phong phú các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao như: Thi tổ tôm điếm, hát Quan họ trên thuyền rồng, múa rối nước, hát văn, thi đấu cờ tướng, thả chim bồ câu bay… Năm nay, với chủ trương tổ chức lễ hội trang nghiêm, tiết kiệm, không phô trương theo đúng tinh thần xây dựng nếp sống văn minh, huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị di tích và lễ hội, đồng thời bảo đảm các phương án giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông; chú ý công tác y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường không gian lễ hội… nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các tín đồ tăng ni, phật tử, du khách đến hành lễ, dâng hương và trảy hội chùa Dâu năm 2016.


Bài, ảnh: V.Thanh
Tháng Tư trảy hội chùa Dâu
“Dù ai đi đâu về đâu/Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”. Hàng năm, ngày 8-4 âm lịch được xem là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni (Ấn Độ) cũng là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam), nhân dân 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả (Thuận Thành) lại tưng bừng mở hội chùa Dâu.

Chùa Dâu trong ngày hội.
Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Dâu
Nhiều tài liệu xác nhận chùa Dâu (Thanh Khương, Thuận Thành) được xây dựng từ thế kỷ II. Đến đầu thế kỷ XIV, chùa Dâu được xây dựng quy mô hàng trăm gian với nhiều công trình chùa, tháp, cầu qua sông Dâu mà dân gian vẫn truyền là: “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp” do Trạng nguyên thời Trần Mạc Đĩnh Chi đứng ra hưng công mở rộng. Đến thời Lê-Nguyễn, chùa Dâu được tu sửa nhiều lần, kiến trúc còn lại như ngày nay cơ bản là của thời Lê-Nguyễn (thuộc thế kỷ XVIII-XIX). Tuy nhiên, vẫn còn những dấu tích kiến trúc thuộc thời Trần như bệ đa hoa sen đặt sau tượng Pháp Vân, phần chạm khắc ở vì nóc tòa thượng điện.
Năm 2014, chùa Dâu được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Kiến trúc chùa hiện nay theo kiểu “nội công ngoại quốc”, giữa là ba tòa: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện và hai bên là hai dãy hành lang, phía trước dãy nhà ngang 9 gian, giữa sân là tháp Hòa Phong cao tam tầng. Ngoài ra còn nhiều công trình khác như nhà Tổ, nhà Tăng... Tất cả công trình đều được xây gạch, lợp ngói, khung gỗ lim, kết cấu đơn giản.
Trung tâm thờ tự ở chùa Dâu đặt trong tòa Thượng điện với tượng Pháp Vân và tượng Thạch Quang đặt ở chính giữa. Trong chùa có nhiều di tích và tượng quý như: Tượng kim đồng ngọc nữ, tượng La Hán, nhiều hiện vật có giá trị như tay ngai, bệ tòa sen, chuông khánh, bia đá, sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam, bản khắc gỗ “Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh”…
Nằm trong quần thể khu di tích Luy Lâu với những dấu tích vật chất, khảo cổ học vô cùng phong phú, chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là biểu hiện sinh động, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập vào nước ta. Qua suốt tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa Dâu và hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp luôn giữ vai trò là chứng tích tổ đình Phật giáo Việt Nam và còn là thiền viện lớn - nơi nghiên cứu phật pháp, đào tạo tăng sĩ, lưu giữ các bản kinh phật và là quê hương của nhiều bậc cao tăng nổi tiếng.
Độc đáo lễ hội rước Phật Tứ Pháp
Lễ hội chùa Dâu được coi là lễ hội cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa - một ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp. Sử sách ghi chép, các vua chúa thường về đây dự hội, lễ Phật, cầu đảo, thậm chí tượng Pháp Vân nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long để cầu đảo.
Người dân vùng Dâu kể rằng, lễ rước trong hội chùa Dâu rất đặc biệt, mang nhiều nét đẹp văn hóa tiêu biểu, độc đáo. Ngày chính hội, các làng thuộc Tổng Dâu xưa, nay thuộc 3 xã Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả tổ chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa làng về “công đồng” hội ngộ tại chùa Dâu. Đám rước gồm ngựa thờ, cờ quạt, tàn lọng, trống chiêng… Điều đặc sắc, ấn tượng nhất là khi tới chùa Dâu thì diễn ra trò “mẹ đuổi con”. Kiệu bà Dâu, bà Đậu, bà Tướng, bà Dàn, được rước chạy ba vòng rồi trở về chỗ cũ. Kiệu Man Nương tức “Kiệu mẹ” được rước vào trong chùa Dâu. Tiếp đến là trò cướp nước với sự tham gia của hai kiệu Pháp Vũ và Pháp Lôi. Khi có hiệu lệnh, kiệu hai bà được rước chạy ra Tam quan, kiệu nào đến trước thì lấy được nước, thắng cuộc. Thường kiệu Pháp Vũ đến trước và người dân quan niệm năm đó sẽ được mùa. Ngược lại, nếu kiệu Pháp Lôi đến trước thì năm đó ruộng đồng lắm sâu nhiều đỉa, làm ăn vất vả, trắc trở. Bởi vậy nên dân gian còn truyền câu ca “Ngày Tám tháng Tư không mưa/Bỏ cả cầy bừa mà vứt lúa đi/Ngày Tám tháng Tư có mưa/Mẹ con đi sớm về trưa ngại gì”.
Cùng với trò cướp nước còn có múa gậy “Bạc trượng” và “Hồng côn” để dẹp hội. Theo dân gian, múa gậy không chỉ để dẹp đám mà còn tái diễn sự tích cây gậy thần kỳ. Giếng cổ trong chùa là dấu vết Man Nương cắm gậy xuống đất làm ra nước cứu sống sinh linh. Ngoài ra, còn nghi thức rước Tứ Pháp đi “tuần nhiễu” ban đêm một vòng khép kín từ Đông sang Tây để mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa. Trước khi giã hội còn rước kiệu Thạch Quang và Tứ pháp về chùa Mãn Xá để bái tổ sau đó diễn trò vái chị, vái em. Ý nghĩa của nghi lễ trong đám rước không chỉ là tình mẹ-con, chị-em biểu hiện đức độ truyền thống mà còn được hiểu là sự giao hoà thiên nhiên, thời tiết.
Khoảng hơn 20 năm trở lại đây, hội chùa Dâu không tổ chức lễ rước quy mô như xưa nhưng nhân dân địa phương vẫn duy trì mở hội theo phong tục truyền thống với phần lễ trang nghiêm, phần hội sôi nổi, phong phú các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao như: Thi tổ tôm điếm, hát Quan họ trên thuyền rồng, múa rối nước, hát văn, thi đấu cờ tướng, thả chim bồ câu bay… Năm nay, với chủ trương tổ chức lễ hội trang nghiêm, tiết kiệm, không phô trương theo đúng tinh thần xây dựng nếp sống văn minh, huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị di tích và lễ hội, đồng thời bảo đảm các phương án giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông; chú ý công tác y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường không gian lễ hội… nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các tín đồ tăng ni, phật tử, du khách đến hành lễ, dâng hương và trảy hội chùa Dâu năm 2016.
Bài, ảnh: V.Thanh

Hướng dẫn chi tiết cách làm vườn treo rau sạch thông minh


Hướng dẫn chi tiết cách làm vườn treo rau sạch thông minh

authorAn Sơn Thứ Tư, ngày 11/05/2016 06:30 AM (GMT+7)
Sự kiện: 1001 bí quyết tự trồng rau quả tại nhà

(Dân Việt) Dân Việt xin gửi đến bạn đọc chi tiết cách làm vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật do “cha đẻ” của mô hình này là TS Nguyễn Văn Quy (giảng viên Trường Đại học Nông lâm Huế) hướng dẫn.


   
  • Mê mẩn vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật

  • Muôn kiểu trồng rau “không đụng hàng” của dân thành phố

  • Xã toàn đá trồng rau siêu sạch, siêu hút khách

Sau khi Dân Việt đăng bài “Mê mẩn vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật”, rất nhiều bạn đọc bày tỏ mong muốn được sở hữu vườn rau như thế này. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo người yêu thích trồng trọt, chúng tôi đã gặp lại tác giả của mô hình này là TS Nguyễn Văn Quy để nghe anh hướng dẫn chi tiết cách làm vườn treo rau sạch.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 1
TS Nguyễn Văn Quy hướng dẫn sử dụng vải bạt chất liệu nilon để làm hệ thống trồng của vườn treo.
Anh Quy cho biết, để có rau sạch sử dụng hàng ngày bằng mô hình vườn treo thông minh này cần thực hiện những công đoạn sau:
- Sử dụng vải bạt chất liệu nilon làm hệ thống trồng: Số vải cần sử dụng tùy theo nhu cầu về diện tích vườn. Thông thường vườn có bề ngang 1m, cao 1,5m. Nếu làm vườn treo 2 mặt thì sử dụng 3 tấm vải bạt trải chồng lên nhau rồi cắt hai bên để may thành những túi trồng thẳng hàng, mỗi túi có kích thước 10x12cm, mỗi mặt may 100 túi trồng. Nếu làm vườn treo 1 mặt thì chỉ may túi trồng ở một bên.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 2
Vườn treo trong ảnh sử dụng vải bạt nilon được thiết kế 2 mặt để trồng rau.
- Treo vườn lên giàn treo: Giàn treo có thể làm bằng sắt hoặc gỗ. Treo vườn cách mặt đất khoảng từ 30-40cm. Nếu muốn vườn đẹp và chắc chắn thì làm khung sắt có giá đỡ để dựng vườn gần như thẳng đứng.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEhAA4SknpyoHyUNFuChD7YN4pcsxgfwc4RmBAdxP4XuhxuoXZemFxa9VwoZCmS5ys1agLofMNe5PRnxzsczRgPhLCDyGLXGh1P5MupCcCRczNgrqngotTwEl5gNGwPBg9W_fR6D5yad6q2m7S7x-l26clxUEo365cjlTsjrKWGDL_332KqsPRFP2-sFN5Dgmv-J=huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 3
Thanh sắt lớn dùng làm giá đỡ để treo vườn treo lên.
- Lắp đặt hệ thống ống tưới: Sử dụng một ống nước nhỏ bằng nhôm khoan các lỗ thẳng hàng với các hàng túi trồng rồi đặt ngầm vào trong đỉnh của hệ thống trồng. Phía dưới chân hệ thống trồng đặt một ống nhựa kích thước lớn để thu hồi nước nhằm đưa toàn bộ nước chảy từ trên hệ thống trồng xuống vào một xô chứa nước đặt phía dưới.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 4
Ống nước nhỏ bằng nhôm khoan các lỗ thẳng hàng với các hàng túi trồng được đặt ngầm vào trong đỉnh của hệ thống trồng.
- Lắp đặt hệ thống bơm và đồng hồ hẹn giờ: Hệ thống bơm được sử dụng để cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho vườn là các loại bơm dùng cho bể cá nhãn hiệu AP3100. Bơm này công suất rất nhỏ và tiết kiệm điện. Bơm này sẽ đưa nước và chất dinh dưỡng từ xô nước đặt phía dưới vườn treo lên hệ thống ống tưới cung cấp cho các túi trồng. Sử dụng đồng hồ hẹn giờ loại cơ kết nối với hệ thống bơm và nguồn điện.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 5
 Ống nhựa kích thước lớn đặt dưới chân hệ thống trồng để thu hồi nước.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 6
Hệ thống bơm được sử dụng là các loại bơm dùng cho bể cá nhãn hiệu AP3100; đồng hồ hẹn giờ là đồng hồ loại cơ kết nối với hệ thống bơm và nguồn điện.
- Bỏ giá thể vào các túi trồng: Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, tiến hành bỏ giá thể gồm mùn dừa và vỏ trấu vào các túi trồng rồi nén chặt. Vỏ trấu sử dụng phải được đốt trong điều kiện không có không khí để tạo thành than hoạt tính. Hai nguyên liệu này trộn với nhau theo tỷ lệ 1:1, để trồng 1 vườn treo cần khoảng 1kg giá thể.
- Gieo hạt giống: Hạt giống được ngâm ủ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 1 ngày đêm rồi lấy ra gieo trực tiếp vào các túi trồng, mỗi túi trồng gieo 2 hạt giống. Cũng có thể gieo giống từ những khay bên ngoài thành những cây con, sau khi cây đạt 3-4 lá thì trồng vào các túi trồng. Để cây sinh trưởng tốt nên trồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 7
Rau diếp cá trồng tại vườn treo thông minh
- Kỹ thuật tưới: Thời gian đầu sau khi gieo hạt giống chỉ cần tưới nước không chứa chất dinh dưỡng. Thời gian này cài đặt đồng hồ hẹn giờ cho bơm nước tự động mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5-10 phút, để hạt giống nảy mầm và cây sinh trưởng. Khi cây có từ 1-2 lá thật (tương đương 7-10 ngày tuổi) mới tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây. Lúc này hòa dung dịch vi lượng và đa lượng (mua sẵn) với nước theo tỷ lệ 1:200 (50ml dung dịch hòa với 10 lít nước). Sau đó cài bơm nước với đồng hồ hẹn giờ để bơm tự động cung cấp nước và dinh dưỡng đã hòa sẵn trong xô chứa cho rau mỗi ngày từ 3-4 lần, mỗi lần từ 5-10 phút, theo phương pháp thủy canh hồi lưu.
- Kiểm tra xô chứa nước: Trong điều kiện thời tiết mát mẻ thì 1 tuần phải kiểm tra dung dịch tại xô chứa nước 1 lần, khi cạn thì phải bổ sung. Mùa nắng nóng thì khoảng 4 ngày kiểm tra xô chứa nước 1 lần. Trong trường hợp mất điện cần lấy dung dịch từ xô chứa tưới trực tiếp vào các túi trồng bằng tay.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 8
Dung dịch vi lượng và đa lượng dùng để cung cấp dinh dưỡng cho vườn rau.
- Thu hoạch: Đối với rau ăn lá thì từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 40-45 ngày. Trước khi thu hoạch rau từ 3-4 ngày cần thay toàn bộ dung dịch trong xô bằng nguồn nước sạch. Trong khoảng thời gian này, lượng đạm ni-tơ-rát rong rau sẽ bị phân giải hoàn toàn, nên rau sẽ rất sạch.
>> Mê mẩn ngắm vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật
Anh Quy cho biết, mô hình vườn treo rau sạch này có nhiều ưu điểm như: Rau cho năng suất cao hơn canh tác thông thường; đạt tiêu chuẩn rau sạch; không tốn công lao động; có thể trồng được ở nhiều nơi, nhất là những không gian nhỏ hẹp như ban công, sân thượng. Đặc biệt, chi phí bỏ ra cho mô hình này rất thấp, chỉ cần tốn 336.000 đồng để sản xuất một bộ dụng cụ vườn treo trồng được 180 cây rau.
Mô hình vườn treo rau sạch thông minh của anh Quy đã nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, trong đó có giải Nhất cuộc thi Ý tưởng về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (E-Idea 2011) do Hội đồng Anh tổ chức; giải Nhất cuộc thi Sản phẩm khoa học sáng tạo của Cục Phát triển thị trường khoa học- công nghệ (Bộ Khoa học- Công nghệ)…
Ngoài việc sẵn sàng hướng dẫn cho mọi người cách làm mô hình vườn treo rau sạch thông minh, hiện anh Quy đang sản xuất vườn treo này tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao của mình trên đường Tản Đà, phường Hương Sơ, TP.Huế để cung cấp cho thị trường.
Bạn đọc Dân Việt có nhu cầu làm theo hoặc mua vườn treo rau sạch thông minh này có thể liên hệ với anh Quy theo địa chỉ trên hoặc theo số điện thoại: 0905337564. Khách đặt mua vườn treo sẽ được anh Quy gửi hàng tới tận nhà.

Hướng dẫn chi tiết cách làm vườn treo rau sạch thông minh

authorAn Sơn Thứ Tư, ngày 11/05/2016 06:30 AM (GMT+7)
Sự kiện: 1001 bí quyết tự trồng rau quả tại nhà

(Dân Việt) Dân Việt xin gửi đến bạn đọc chi tiết cách làm vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật do “cha đẻ” của mô hình này là TS Nguyễn Văn Quy (giảng viên Trường Đại học Nông lâm Huế) hướng dẫn.


   
  • Mê mẩn vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật

  • Muôn kiểu trồng rau “không đụng hàng” của dân thành phố

  • Xã toàn đá trồng rau siêu sạch, siêu hút khách

Sau khi Dân Việt đăng bài “Mê mẩn vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật”, rất nhiều bạn đọc bày tỏ mong muốn được sở hữu vườn rau như thế này. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo người yêu thích trồng trọt, chúng tôi đã gặp lại tác giả của mô hình này là TS Nguyễn Văn Quy để nghe anh hướng dẫn chi tiết cách làm vườn treo rau sạch.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 1
TS Nguyễn Văn Quy hướng dẫn sử dụng vải bạt chất liệu nilon để làm hệ thống trồng của vườn treo.
Anh Quy cho biết, để có rau sạch sử dụng hàng ngày bằng mô hình vườn treo thông minh này cần thực hiện những công đoạn sau:
- Sử dụng vải bạt chất liệu nilon làm hệ thống trồng: Số vải cần sử dụng tùy theo nhu cầu về diện tích vườn. Thông thường vườn có bề ngang 1m, cao 1,5m. Nếu làm vườn treo 2 mặt thì sử dụng 3 tấm vải bạt trải chồng lên nhau rồi cắt hai bên để may thành những túi trồng thẳng hàng, mỗi túi có kích thước 10x12cm, mỗi mặt may 100 túi trồng. Nếu làm vườn treo 1 mặt thì chỉ may túi trồng ở một bên.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 2
Vườn treo trong ảnh sử dụng vải bạt nilon được thiết kế 2 mặt để trồng rau.
- Treo vườn lên giàn treo: Giàn treo có thể làm bằng sắt hoặc gỗ. Treo vườn cách mặt đất khoảng từ 30-40cm. Nếu muốn vườn đẹp và chắc chắn thì làm khung sắt có giá đỡ để dựng vườn gần như thẳng đứng.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEhAA4SknpyoHyUNFuChD7YN4pcsxgfwc4RmBAdxP4XuhxuoXZemFxa9VwoZCmS5ys1agLofMNe5PRnxzsczRgPhLCDyGLXGh1P5MupCcCRczNgrqngotTwEl5gNGwPBg9W_fR6D5yad6q2m7S7x-l26clxUEo365cjlTsjrKWGDL_332KqsPRFP2-sFN5Dgmv-J=huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 3
Thanh sắt lớn dùng làm giá đỡ để treo vườn treo lên.
- Lắp đặt hệ thống ống tưới: Sử dụng một ống nước nhỏ bằng nhôm khoan các lỗ thẳng hàng với các hàng túi trồng rồi đặt ngầm vào trong đỉnh của hệ thống trồng. Phía dưới chân hệ thống trồng đặt một ống nhựa kích thước lớn để thu hồi nước nhằm đưa toàn bộ nước chảy từ trên hệ thống trồng xuống vào một xô chứa nước đặt phía dưới.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 4
Ống nước nhỏ bằng nhôm khoan các lỗ thẳng hàng với các hàng túi trồng được đặt ngầm vào trong đỉnh của hệ thống trồng.
- Lắp đặt hệ thống bơm và đồng hồ hẹn giờ: Hệ thống bơm được sử dụng để cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho vườn là các loại bơm dùng cho bể cá nhãn hiệu AP3100. Bơm này công suất rất nhỏ và tiết kiệm điện. Bơm này sẽ đưa nước và chất dinh dưỡng từ xô nước đặt phía dưới vườn treo lên hệ thống ống tưới cung cấp cho các túi trồng. Sử dụng đồng hồ hẹn giờ loại cơ kết nối với hệ thống bơm và nguồn điện.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 5
 Ống nhựa kích thước lớn đặt dưới chân hệ thống trồng để thu hồi nước.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 6
Hệ thống bơm được sử dụng là các loại bơm dùng cho bể cá nhãn hiệu AP3100; đồng hồ hẹn giờ là đồng hồ loại cơ kết nối với hệ thống bơm và nguồn điện.
- Bỏ giá thể vào các túi trồng: Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, tiến hành bỏ giá thể gồm mùn dừa và vỏ trấu vào các túi trồng rồi nén chặt. Vỏ trấu sử dụng phải được đốt trong điều kiện không có không khí để tạo thành than hoạt tính. Hai nguyên liệu này trộn với nhau theo tỷ lệ 1:1, để trồng 1 vườn treo cần khoảng 1kg giá thể.
- Gieo hạt giống: Hạt giống được ngâm ủ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 1 ngày đêm rồi lấy ra gieo trực tiếp vào các túi trồng, mỗi túi trồng gieo 2 hạt giống. Cũng có thể gieo giống từ những khay bên ngoài thành những cây con, sau khi cây đạt 3-4 lá thì trồng vào các túi trồng. Để cây sinh trưởng tốt nên trồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 7
Rau diếp cá trồng tại vườn treo thông minh
- Kỹ thuật tưới: Thời gian đầu sau khi gieo hạt giống chỉ cần tưới nước không chứa chất dinh dưỡng. Thời gian này cài đặt đồng hồ hẹn giờ cho bơm nước tự động mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5-10 phút, để hạt giống nảy mầm và cây sinh trưởng. Khi cây có từ 1-2 lá thật (tương đương 7-10 ngày tuổi) mới tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây. Lúc này hòa dung dịch vi lượng và đa lượng (mua sẵn) với nước theo tỷ lệ 1:200 (50ml dung dịch hòa với 10 lít nước). Sau đó cài bơm nước với đồng hồ hẹn giờ để bơm tự động cung cấp nước và dinh dưỡng đã hòa sẵn trong xô chứa cho rau mỗi ngày từ 3-4 lần, mỗi lần từ 5-10 phút, theo phương pháp thủy canh hồi lưu.
- Kiểm tra xô chứa nước: Trong điều kiện thời tiết mát mẻ thì 1 tuần phải kiểm tra dung dịch tại xô chứa nước 1 lần, khi cạn thì phải bổ sung. Mùa nắng nóng thì khoảng 4 ngày kiểm tra xô chứa nước 1 lần. Trong trường hợp mất điện cần lấy dung dịch từ xô chứa tưới trực tiếp vào các túi trồng bằng tay.
 huong dan chi tiet cach lam vuon treo rau sach thong minh hinh anh 8
Dung dịch vi lượng và đa lượng dùng để cung cấp dinh dưỡng cho vườn rau.
- Thu hoạch: Đối với rau ăn lá thì từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 40-45 ngày. Trước khi thu hoạch rau từ 3-4 ngày cần thay toàn bộ dung dịch trong xô bằng nguồn nước sạch. Trong khoảng thời gian này, lượng đạm ni-tơ-rát rong rau sẽ bị phân giải hoàn toàn, nên rau sẽ rất sạch.
>> Mê mẩn ngắm vườn treo rau sạch thông minh dành cho nhà chật
Anh Quy cho biết, mô hình vườn treo rau sạch này có nhiều ưu điểm như: Rau cho năng suất cao hơn canh tác thông thường; đạt tiêu chuẩn rau sạch; không tốn công lao động; có thể trồng được ở nhiều nơi, nhất là những không gian nhỏ hẹp như ban công, sân thượng. Đặc biệt, chi phí bỏ ra cho mô hình này rất thấp, chỉ cần tốn 336.000 đồng để sản xuất một bộ dụng cụ vườn treo trồng được 180 cây rau.
Mô hình vườn treo rau sạch thông minh của anh Quy đã nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, trong đó có giải Nhất cuộc thi Ý tưởng về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (E-Idea 2011) do Hội đồng Anh tổ chức; giải Nhất cuộc thi Sản phẩm khoa học sáng tạo của Cục Phát triển thị trường khoa học- công nghệ (Bộ Khoa học- Công nghệ)…
Ngoài việc sẵn sàng hướng dẫn cho mọi người cách làm mô hình vườn treo rau sạch thông minh, hiện anh Quy đang sản xuất vườn treo này tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao của mình trên đường Tản Đà, phường Hương Sơ, TP.Huế để cung cấp cho thị trường.
Bạn đọc Dân Việt có nhu cầu làm theo hoặc mua vườn treo rau sạch thông minh này có thể liên hệ với anh Quy theo địa chỉ trên hoặc theo số điện thoại: 0905337564. Khách đặt mua vườn treo sẽ được anh Quy gửi hàng tới tận nhà.