Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Hè phố Singapore...


Hè phố Singapore...


Để có được ngày hôm nay, người dân Singapore phải căn cơ, phải chịu đựng sự hà khắc của pháp luật. Không có nơi nào là thiên đường cả...
Vốn tính tò mò và hay xét nét, suốt một tháng trời ở Singapore, tôi luôn để ý xem giữa dòng xe cộ nườm nượp kia, có chiếc xe nào dính bụi bẩn. Nhưng tuyệt nhiên không!
Đường và hè phố sạch như lau như ly theo kiểu báo chí mô tả thì chưa có, nhưng quả thực vượt ra khỏi trí tưởng tượng của tôi. Nó sạch đến nỗi trong suốt thời gian ở đây, tuy rong ruổi từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam, đôi giày của tôi không một lần đánh xi vẫn bóng loáng.

Hè phố ở những con đường xuyên qua các trung tâm buôn bán như đường Orchard, đường Scotts, đường River Valley... rộng mênh mông lại được lát đá, gạch hoa sạch bóng nên có cảm tưởng các siêu thị, công sở rất xa đường phố. Còn con đường Orange Grove, nơi tập trung rất nhiều khách sạn nổi tiếng, hè phố chật hơn. Giữa hè phố nối với các khách sạn, biệt thự là những rặng cây cao vút, tán lá sum suê. Và, phía dưới mặt đất, không thể tin được là bạt ngàn cây lá lốt. Nó khiến tôi mỗi lần cuốc bộ qua đây lại nhớ da diết món ếch nấu chuối hoặc thịt bò cuốn lá lốt quê nhà!
Vỉa hè Singapore chiều cuối tuần là hình ảnh sinh động về một "hợp chủng quốc" mới trên hòn đảo nhỏ bé này. Người Hoa năng động, và nhanh nhẹn, người Malaysia khiêm nhường, người Ấn Độ thâm trầm và sâu sắc... đó là ba tộc người chính của đất nước này. Ngoài ra còn vô số khách du lịch ở rất nhiều quốc gia khác nhau, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi... tất cả cùng sát cánh bên nhau trên hè phố sạch bóng, dưới những tán cây Tembusu xanh mướt bốn mùa, nên dù vô vàn tòa nhà cao chọc trời, chúng ta vẫn cảm thấy thư thái, nhẹ nhõm, đi bộ mà không biết chán. Chính vì sự không biết chán ấy, cùng với những đường phố được thiết kế như lập trình ấy mà ngày đầu tiên đến đây, tôi đã bị lạc đường. Thế mới biết, giữa rừng cây và những tòa nhà chọc trời, việc lạc đường là chuyện cơm bữa đối với bất kỳ ai mới đặt chân tới đây.
Nhưng giữa đất nước có thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới này, đi trên hè phố trong buổi chiều của ngày nghỉ cuối tuần sinh động cũng chẳng khác gì hè phố Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh. Các cô gái ở đây ăn mặc như các cô gái ăn chơi ở quê nhà mà báo chí ta hay phê phán. Nghĩa là áo cực ngắn, và quần trễ đến ngạc nhiên. Những người khuyết tật ôm đàn điện tử đứng hát giữa dòng người vô tư đi lại, một vài người trải tấm nilông nặn tò he, vài quầy sách báo khiêm tốn nép mình dưới hiên nhà. Rất nhiều sinh viên, có cả học sinh trung học, tranh thủ ngày nghỉ đi tiếp thị sản phẩm cho các công ty. Họ giúi vào tay người đi đường những tờ quảng cáo in rất đẹp.
Trên vỉa hè phố Orchard, trước siêu thị Orchard House, tôi gặp một phụ nữ luống tuổi, tên là Li Li, ngồi bán vé xổ số. Chị Lý như theo cách gọi Việt Nam của tôi, trước có đi làm cho một công ty, nay đã nghỉ việc. Chị bảo, ở Singapore không có chế độ nghỉ hưu như ở Việt Nam, mà đến tuổi là "về nghỉ một cục" như có thời kỳ ở ta có thực hiện. Như vậy, theo họ là công bằng, bởi khi đã ngoài sáu mươi, chẳng biết sống chết khi nào, cứ nhận một cục tiền về rồi gửi nhà băng tiêu đến hết đời. Người nào giỏi giang dùng đồng tiền đó xoay xở làm giàu thì không nói làm gì, còn có người không biết tiết kiệm, tiêu pha hoang phí, đến khi hết tiền rồi lại đi làm thuê. Vì vậy, nếu để ý một chút, nhiều người phục vụ ở khách sạn, nhà hàng, hoặc lao công ở sân bay Singapore (nếu ở Việt Nam ta lại nơi gặp gỡ của những nam thanh nữ tú) đều đã luống tuổi, nghĩa là những người "nghỉ hưu" trở lại làm việc.
Một tháng trời ở Singapore, tôi đi từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam của hòn đảo sư tử xinh đẹp này, và quả thật, những con đường của họ quả là ước mơ không biết bao giờ các thành phố Việt Nam ta vươn tới. Đường Orchard, một trong những con đường lớn nhất đất nước, đẹp và hiện đại là lẽ đương nhiên, những con đường xa trung tâm, như đường từ sân bay Changi về trung tâm thành phố, hoặc từ Trung tâm đi ra phía Đông đất nước, nơi căn cứ hải quân đang xây dựng (bằng cách mua cát từ Indonesia về đổ xuống lấn biển), hoặc xuống vịnh Maria, hoặc đến đảo Sentosa cực đông của đất nước... tất cả được nối liền bằng một hệ thống đường bộ hoặc tàu điện ngầm rất hiện đại, sạch bóng giữa bạt ngàn rừng cây.
Hè phố luôn rộng, thoáng, các bến đỗ xe buýt, tàu điện ngầm được bố trí khoa học, luôn có bảng chỉ dẫn, các tờ rơi hướng dẫn cách đi lại phát miễn phí cho du khách. Cứ vài ba phút lại có một chuyến xe buýt, tàu điện ngầm. Giao thông thuận tiện và an toàn nên người dân Singapore đi lại chủ yếu bằng hai loại phương tiện trên, còn những người giàu thì đi xe riêng. Thỉnh thoảng trên đường phố cũng có vài ba chiếc mô tô phân khối lớn. Hỏi ra thì đó là người Malaysia sang đây làm thuê, sáng đi tối về!
Tình cờ gặp Hùng và Cường, người quen ở Việt Nam. Tôi may mắn được hai anh dẫn đi Mustafa, siêu thị có tiếng giá rẻ và chất lượng tốt vào loại bậc nhất Singapore. Và tôi đã gặp những con phố nhỏ giống như ở Hà Nội. Phố Serangoon, phố Hindoo, Baboo Lane... Những phố nhỏ, tất nhiên sạch hơn phố ở Hà Nội nhiều, những hộ bày bán hàng hóa tràn ra vỉa hè. Rau cỏ, hoa trái, những thứ được xem là xa xỉ ở Singapore, được bán với giá rất dễ chịu ngay với cả du khách Việt Nam. Hàng hóa ở đây chủ yếu nhập từ Thái Lan sang, từ bắp cải, cà rốt, rau cải, đến những thứ nhỏ nhất như quả ớt chỉ thiên.
Tôi vui sướng khi nhìn thấy mấy chùm vải, tuy đã chảy nước bày bán trên hè phố. (Chúng được mấy hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đưa sang). Khác với sự náo nhiệt, sầm uất của các siêu thị trung tâm thành phố, chủ yếu là do người Hoa quản lý, nơi đây yên tĩnh và giản dị hơn. Những chàng trai, cô gái Ấn Độ khoác trên người những bộ quần áo truyền thống, vẻ mặt thâm trầm và từng trải. Dường như con người ở đây không bị ảnh hưởng lắm bởi sự hiện đại đến náo nhiệt cách họ chỉ chục cây số. Và cảnh sát Singapore, vốn nổi tiếng là nghiêm khắc và phạt vi cảnh rất nặng, cũng ít khi để ý đến khu phố này. Quả thật, dừng ở khu phố của người Ấn, tôi thấy càng nhớ da diết Hà Nội, và thương yêu sự lam lũ của người Thủ đô chúng ta.
Tản mạn về hè phố Singapore như vậy, tôi muốn nói với bạn đọc rằng, để có được ngày hôm nay, người dân xứ đảo sư tử đã phải căn cơ, phải thắt lưng buộc bụng, phải chịu đựng sự hà khắc của pháp luật (đó là sự cần thiết với từng thời điểm).
Không có nơi nào là thiên đường cả.
  • Hồng Sơn (Viết từ Singgapore)
Việt Báo (Theo_VietNamNet )

Hè phố Singapore...


Để có được ngày hôm nay, người dân Singapore phải căn cơ, phải chịu đựng sự hà khắc của pháp luật. Không có nơi nào là thiên đường cả...
Vốn tính tò mò và hay xét nét, suốt một tháng trời ở Singapore, tôi luôn để ý xem giữa dòng xe cộ nườm nượp kia, có chiếc xe nào dính bụi bẩn. Nhưng tuyệt nhiên không!
Đường và hè phố sạch như lau như ly theo kiểu báo chí mô tả thì chưa có, nhưng quả thực vượt ra khỏi trí tưởng tượng của tôi. Nó sạch đến nỗi trong suốt thời gian ở đây, tuy rong ruổi từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam, đôi giày của tôi không một lần đánh xi vẫn bóng loáng.

Hè phố ở những con đường xuyên qua các trung tâm buôn bán như đường Orchard, đường Scotts, đường River Valley... rộng mênh mông lại được lát đá, gạch hoa sạch bóng nên có cảm tưởng các siêu thị, công sở rất xa đường phố. Còn con đường Orange Grove, nơi tập trung rất nhiều khách sạn nổi tiếng, hè phố chật hơn. Giữa hè phố nối với các khách sạn, biệt thự là những rặng cây cao vút, tán lá sum suê. Và, phía dưới mặt đất, không thể tin được là bạt ngàn cây lá lốt. Nó khiến tôi mỗi lần cuốc bộ qua đây lại nhớ da diết món ếch nấu chuối hoặc thịt bò cuốn lá lốt quê nhà!
Vỉa hè Singapore chiều cuối tuần là hình ảnh sinh động về một "hợp chủng quốc" mới trên hòn đảo nhỏ bé này. Người Hoa năng động, và nhanh nhẹn, người Malaysia khiêm nhường, người Ấn Độ thâm trầm và sâu sắc... đó là ba tộc người chính của đất nước này. Ngoài ra còn vô số khách du lịch ở rất nhiều quốc gia khác nhau, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi... tất cả cùng sát cánh bên nhau trên hè phố sạch bóng, dưới những tán cây Tembusu xanh mướt bốn mùa, nên dù vô vàn tòa nhà cao chọc trời, chúng ta vẫn cảm thấy thư thái, nhẹ nhõm, đi bộ mà không biết chán. Chính vì sự không biết chán ấy, cùng với những đường phố được thiết kế như lập trình ấy mà ngày đầu tiên đến đây, tôi đã bị lạc đường. Thế mới biết, giữa rừng cây và những tòa nhà chọc trời, việc lạc đường là chuyện cơm bữa đối với bất kỳ ai mới đặt chân tới đây.
Nhưng giữa đất nước có thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới này, đi trên hè phố trong buổi chiều của ngày nghỉ cuối tuần sinh động cũng chẳng khác gì hè phố Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh. Các cô gái ở đây ăn mặc như các cô gái ăn chơi ở quê nhà mà báo chí ta hay phê phán. Nghĩa là áo cực ngắn, và quần trễ đến ngạc nhiên. Những người khuyết tật ôm đàn điện tử đứng hát giữa dòng người vô tư đi lại, một vài người trải tấm nilông nặn tò he, vài quầy sách báo khiêm tốn nép mình dưới hiên nhà. Rất nhiều sinh viên, có cả học sinh trung học, tranh thủ ngày nghỉ đi tiếp thị sản phẩm cho các công ty. Họ giúi vào tay người đi đường những tờ quảng cáo in rất đẹp.
Trên vỉa hè phố Orchard, trước siêu thị Orchard House, tôi gặp một phụ nữ luống tuổi, tên là Li Li, ngồi bán vé xổ số. Chị Lý như theo cách gọi Việt Nam của tôi, trước có đi làm cho một công ty, nay đã nghỉ việc. Chị bảo, ở Singapore không có chế độ nghỉ hưu như ở Việt Nam, mà đến tuổi là "về nghỉ một cục" như có thời kỳ ở ta có thực hiện. Như vậy, theo họ là công bằng, bởi khi đã ngoài sáu mươi, chẳng biết sống chết khi nào, cứ nhận một cục tiền về rồi gửi nhà băng tiêu đến hết đời. Người nào giỏi giang dùng đồng tiền đó xoay xở làm giàu thì không nói làm gì, còn có người không biết tiết kiệm, tiêu pha hoang phí, đến khi hết tiền rồi lại đi làm thuê. Vì vậy, nếu để ý một chút, nhiều người phục vụ ở khách sạn, nhà hàng, hoặc lao công ở sân bay Singapore (nếu ở Việt Nam ta lại nơi gặp gỡ của những nam thanh nữ tú) đều đã luống tuổi, nghĩa là những người "nghỉ hưu" trở lại làm việc.
Một tháng trời ở Singapore, tôi đi từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam của hòn đảo sư tử xinh đẹp này, và quả thật, những con đường của họ quả là ước mơ không biết bao giờ các thành phố Việt Nam ta vươn tới. Đường Orchard, một trong những con đường lớn nhất đất nước, đẹp và hiện đại là lẽ đương nhiên, những con đường xa trung tâm, như đường từ sân bay Changi về trung tâm thành phố, hoặc từ Trung tâm đi ra phía Đông đất nước, nơi căn cứ hải quân đang xây dựng (bằng cách mua cát từ Indonesia về đổ xuống lấn biển), hoặc xuống vịnh Maria, hoặc đến đảo Sentosa cực đông của đất nước... tất cả được nối liền bằng một hệ thống đường bộ hoặc tàu điện ngầm rất hiện đại, sạch bóng giữa bạt ngàn rừng cây.
Hè phố luôn rộng, thoáng, các bến đỗ xe buýt, tàu điện ngầm được bố trí khoa học, luôn có bảng chỉ dẫn, các tờ rơi hướng dẫn cách đi lại phát miễn phí cho du khách. Cứ vài ba phút lại có một chuyến xe buýt, tàu điện ngầm. Giao thông thuận tiện và an toàn nên người dân Singapore đi lại chủ yếu bằng hai loại phương tiện trên, còn những người giàu thì đi xe riêng. Thỉnh thoảng trên đường phố cũng có vài ba chiếc mô tô phân khối lớn. Hỏi ra thì đó là người Malaysia sang đây làm thuê, sáng đi tối về!
Tình cờ gặp Hùng và Cường, người quen ở Việt Nam. Tôi may mắn được hai anh dẫn đi Mustafa, siêu thị có tiếng giá rẻ và chất lượng tốt vào loại bậc nhất Singapore. Và tôi đã gặp những con phố nhỏ giống như ở Hà Nội. Phố Serangoon, phố Hindoo, Baboo Lane... Những phố nhỏ, tất nhiên sạch hơn phố ở Hà Nội nhiều, những hộ bày bán hàng hóa tràn ra vỉa hè. Rau cỏ, hoa trái, những thứ được xem là xa xỉ ở Singapore, được bán với giá rất dễ chịu ngay với cả du khách Việt Nam. Hàng hóa ở đây chủ yếu nhập từ Thái Lan sang, từ bắp cải, cà rốt, rau cải, đến những thứ nhỏ nhất như quả ớt chỉ thiên.
Tôi vui sướng khi nhìn thấy mấy chùm vải, tuy đã chảy nước bày bán trên hè phố. (Chúng được mấy hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đưa sang). Khác với sự náo nhiệt, sầm uất của các siêu thị trung tâm thành phố, chủ yếu là do người Hoa quản lý, nơi đây yên tĩnh và giản dị hơn. Những chàng trai, cô gái Ấn Độ khoác trên người những bộ quần áo truyền thống, vẻ mặt thâm trầm và từng trải. Dường như con người ở đây không bị ảnh hưởng lắm bởi sự hiện đại đến náo nhiệt cách họ chỉ chục cây số. Và cảnh sát Singapore, vốn nổi tiếng là nghiêm khắc và phạt vi cảnh rất nặng, cũng ít khi để ý đến khu phố này. Quả thật, dừng ở khu phố của người Ấn, tôi thấy càng nhớ da diết Hà Nội, và thương yêu sự lam lũ của người Thủ đô chúng ta.
Tản mạn về hè phố Singapore như vậy, tôi muốn nói với bạn đọc rằng, để có được ngày hôm nay, người dân xứ đảo sư tử đã phải căn cơ, phải thắt lưng buộc bụng, phải chịu đựng sự hà khắc của pháp luật (đó là sự cần thiết với từng thời điểm).
Không có nơi nào là thiên đường cả.
  • Hồng Sơn (Viết từ Singgapore)
Việt Báo (Theo_VietNamNet )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét