Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

5 loại cây cảnh có thể hút khí độc trong nhà

5 loại cây cảnh có thể hút khí độc trong nhà

Không chỉ đem lại sự xanh mát dễ chịu, một số loại cây cảnh trồng trong nhà còn đóng vai trò như máy lọc không khí sinh học cực hiệu quả, giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm đe dọa sức khỏe của con người.
Vào những năm 1980, khi ngày càng có nhiều người làm việc trong các văn phòng đóng kín, ít thoáng khí, các chuyên gia y tế bắt đầu nhận ra một xu hướng đáng lo ngại: mọi người hay bị ho, đau đầu và thậm chí khó thở. Và các vấn đề dường như chỉ hết khi họ rời khỏi nơi làm việc.
Khám phá về Hội chứng bệnh văn phòng (Sick Building Syndrome) như trên là phát hiện đầu tiên về việc không khí bên trong phòng có thể chứa các chất ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phối hợp với Hiệp hội cảnh quan của nước này để nghiên cứu xem những loại cây trồng nào hút các hạt độc hại nói trên tốt nhất.
Dưới đây là 5 loại cây cảnh được phát hiện có khả năng làm sạch không khí trong nhà tốt nhất, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ. Tất nhiên, bạn cần lưu ý rằng, việc tránh sử dụng các chất gây ô nhiễm trước tiên là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.
1. Cây lan ý (Peace Lily)
cây xanh, máy khử độc
Lan ý là loài thực vật có nguồn gốc tự nhiên ở Đông Nam Á và nhiều vùng nhiệt đới ở châu Mỹ. Cây có khả năng thấm hút các chất ô nhiễm tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn dự định trồng một chậu lan ý trong nhà hoặc văn phòng làm việc của mình, thì hãy bảo đảm rằng, cây cần được giữ ở tình trạng sạch sẽ. Lí do vì, NASA phát hiện, càng bị bám bẩn nhiều, cây càng kém trong việc hút chất gây ô nhiễm.
Lan ý có thể loại bỏ các chất sau trong không khí: amoniăc, benzen (hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn), formaldehyde (chất có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt), TCE, xylene.
2. Cây cảnh thuộc chi huyết giác (Dracaena)
cây xanh, máy khử độc
Các cây huyết giác Madagascar (Dracaena Marginata), phất dụ to (Dracaena Warnecki) và phát tài (Dracaena Janet Craig) thuộc chi huyết giác, có nguồn gốc từ châu Phi, đều có khả năng làm sạch không khí. Chúng đều có khả năng loại bỏ các chất benzen, formaldehyde, TCE, toluene và xylene trong không gian đóng kín. Song, huyết giác Madagascar dường như hấp thu TCE tốt nhất. Phất dụ to hút nhiều benzen nhất, còn cây phát tài là nhà vô địch về hút thấm formaldehyde.
3. Cây thường xuân (English Ivy)
cây xanh, máy khử độc
Cây Thường xuân hay còn gọi là cây vạn niên sinh trưởng tốt trong cả môi trường nắng nóng và râm mát. Tuy nhiên, cây luôn cần được tưới nước, dưỡng ẩm đầy đủ, do khả năng chịu khô hạn kém. Ngoài khả năng thấm hút 4 chất gây ô nhiễm là benzen, carbon monoxide, formaldehyde và TCE, thường xuân này còn có thể giúp loại bỏ các chất gây dị ứng như nấm mốc và phân động vật trong nhà.
4. Cây cau cảnh (Areca palm)
cây xanh, máy khử độc
Thay vì tìm mua một máy phun ẩm, bạn có thể trồng một chậu cây cau cảnh trong nhà hoặc văn phòng làm việc của mình. Khi phát triển hết kích cỡ, loại cây cao, rậm lá này có thể làm bay hơi gần 1 lít nước vào trong không khí, giúp xoa dịu tình trạng khô gây khó chịu trong không gian đóng kín. Cây trồng này cũng thấm hút các chất độc hại như benzen, carbon monoxide, formaldehyde, TCE và xylene, mà một vài trong số chúng có thể dẫn tới nguy cơ phát triển bệnh tim, hen suyễn và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, theo nghiên cứu của NASA.
5. Cây lưỡi hổ (Mother in Law's Tongue)
cây xanh, máy khử độc
Các lá dài và sẫm màu của cây lưỡi hổ thải khí sạch vào môi trường vào ban đêm, bổ sung cho hoạt động tương tự của cây cau cảnh, vốn chủ yếu diễn ra vào ban ngày. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn giúp thấm các chất độc hại trong môi trường như benzen, formaldehyde và nitrogen oxide - một loại chất đốt và sản phẩm phụ của hoạt động nông nghiệp, chiếm 6% tổng các khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ.
Tuấn Anh (theo Tech Insider)

5 loại cây cảnh có thể hút khí độc trong nhà

Không chỉ đem lại sự xanh mát dễ chịu, một số loại cây cảnh trồng trong nhà còn đóng vai trò như máy lọc không khí sinh học cực hiệu quả, giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm đe dọa sức khỏe của con người.
Vào những năm 1980, khi ngày càng có nhiều người làm việc trong các văn phòng đóng kín, ít thoáng khí, các chuyên gia y tế bắt đầu nhận ra một xu hướng đáng lo ngại: mọi người hay bị ho, đau đầu và thậm chí khó thở. Và các vấn đề dường như chỉ hết khi họ rời khỏi nơi làm việc.
Khám phá về Hội chứng bệnh văn phòng (Sick Building Syndrome) như trên là phát hiện đầu tiên về việc không khí bên trong phòng có thể chứa các chất ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phối hợp với Hiệp hội cảnh quan của nước này để nghiên cứu xem những loại cây trồng nào hút các hạt độc hại nói trên tốt nhất.
Dưới đây là 5 loại cây cảnh được phát hiện có khả năng làm sạch không khí trong nhà tốt nhất, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ. Tất nhiên, bạn cần lưu ý rằng, việc tránh sử dụng các chất gây ô nhiễm trước tiên là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.
1. Cây lan ý (Peace Lily)
cây xanh, máy khử độc
Lan ý là loài thực vật có nguồn gốc tự nhiên ở Đông Nam Á và nhiều vùng nhiệt đới ở châu Mỹ. Cây có khả năng thấm hút các chất ô nhiễm tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn dự định trồng một chậu lan ý trong nhà hoặc văn phòng làm việc của mình, thì hãy bảo đảm rằng, cây cần được giữ ở tình trạng sạch sẽ. Lí do vì, NASA phát hiện, càng bị bám bẩn nhiều, cây càng kém trong việc hút chất gây ô nhiễm.
Lan ý có thể loại bỏ các chất sau trong không khí: amoniăc, benzen (hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn), formaldehyde (chất có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt), TCE, xylene.
2. Cây cảnh thuộc chi huyết giác (Dracaena)
cây xanh, máy khử độc
Các cây huyết giác Madagascar (Dracaena Marginata), phất dụ to (Dracaena Warnecki) và phát tài (Dracaena Janet Craig) thuộc chi huyết giác, có nguồn gốc từ châu Phi, đều có khả năng làm sạch không khí. Chúng đều có khả năng loại bỏ các chất benzen, formaldehyde, TCE, toluene và xylene trong không gian đóng kín. Song, huyết giác Madagascar dường như hấp thu TCE tốt nhất. Phất dụ to hút nhiều benzen nhất, còn cây phát tài là nhà vô địch về hút thấm formaldehyde.
3. Cây thường xuân (English Ivy)
cây xanh, máy khử độc
Cây Thường xuân hay còn gọi là cây vạn niên sinh trưởng tốt trong cả môi trường nắng nóng và râm mát. Tuy nhiên, cây luôn cần được tưới nước, dưỡng ẩm đầy đủ, do khả năng chịu khô hạn kém. Ngoài khả năng thấm hút 4 chất gây ô nhiễm là benzen, carbon monoxide, formaldehyde và TCE, thường xuân này còn có thể giúp loại bỏ các chất gây dị ứng như nấm mốc và phân động vật trong nhà.
4. Cây cau cảnh (Areca palm)
cây xanh, máy khử độc
Thay vì tìm mua một máy phun ẩm, bạn có thể trồng một chậu cây cau cảnh trong nhà hoặc văn phòng làm việc của mình. Khi phát triển hết kích cỡ, loại cây cao, rậm lá này có thể làm bay hơi gần 1 lít nước vào trong không khí, giúp xoa dịu tình trạng khô gây khó chịu trong không gian đóng kín. Cây trồng này cũng thấm hút các chất độc hại như benzen, carbon monoxide, formaldehyde, TCE và xylene, mà một vài trong số chúng có thể dẫn tới nguy cơ phát triển bệnh tim, hen suyễn và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, theo nghiên cứu của NASA.
5. Cây lưỡi hổ (Mother in Law's Tongue)
cây xanh, máy khử độc
Các lá dài và sẫm màu của cây lưỡi hổ thải khí sạch vào môi trường vào ban đêm, bổ sung cho hoạt động tương tự của cây cau cảnh, vốn chủ yếu diễn ra vào ban ngày. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn giúp thấm các chất độc hại trong môi trường như benzen, formaldehyde và nitrogen oxide - một loại chất đốt và sản phẩm phụ của hoạt động nông nghiệp, chiếm 6% tổng các khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ.
Tuấn Anh (theo Tech Insider)

Học sinh bây giờ hư lắm

"Học sinh bây giờ hư lắm"




Dân trí “Học sinh bây giờ hư lắm. Nhưng nói thật, đụng vào các em chẳng khác gì đụng vào ổ kiến lửa. Chúng tôi chẳng dám đánh các em, chẳng dám la mắng nặng lời... " - lời tâm sự thật lòng của một cô giáo chủ nhiệm.
 >> “Hiến kế” biện pháp hạn chế bạo lực học đường
 >> Bạo lực học đường: Có thuốc, bệnh vẫn… nặng

“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là quan niệm dạy dỗ dường như đã không còn chỗ đứng trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong giáo dục. Nhưng dùng tình yêu thương để cảm hóa, dùng lời nói để thuyết phục, dùng nhân cách để làm tấm gương giáo dục liệu có hiệu quả trong mọi trường hợp?
Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều lời than thở của xã hội về thực trạng học sinh sa sút đạo đức, nhân cách. Những vụ bạo lực học đường, thậm chí là thanh toán tàn nhẫn giữa học sinh diễn ra nhan nhản. Điều đáng nói là hành động đánh đấm, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm người khác đối với các em là chuyện bình thường, có khi còn là niềm hãnh diện bởi các em sẵn sàng chụp ảnh, quay clip công khai khắp nơi. Nhà trường không hề dạy như thế, mầm bạo lực đó từ đâu nếu không phải nó được ươm lên từ gia đình và xã hội?
Chữ “lễ” trong đạo nghĩa thầy trò chẳng còn được như xưa. Thế hệ chúng tôi ngày trước “sợ” thầy cô lắm. “Sợ” ở đây có nghĩa là chúng tôi nơm nớp lo mỗi khi đến lớp quên học bài, làm sai bị nhắc nhở và cả phạt roi, vi phạm nội qui bị mời phụ huynh. Nhưng chúng tôi thật sự kính trọng thầy cô. Thấy thầy cô từ xa đã vội cúi chào, nhường đường, nhường bước, một dạ hai vâng. Thế mà giờ đây mỗi khi đến cổng trường đón con, tôi chứng kiến hàng ngày những hành động vô lễ của các em và buồn quá đỗi.
Một giáo viên đi ngang qua, học sinh vẫn chuyện trò bình thường, tiếng xầm xì chỉ trỏ, có chăng chỉ là một vài lời thưa gửi của một vài học sinh nữ hiền ngoan. Thậm chí có em còn dám rà rà chiếc xe đạp trước bánh xe máy của cô giáo trẻ. Những người đang trực tiếp dạy dỗ các em không nhận được lòng kính trọng, sự biết ơn của các em thì chúng ta chờ đợi điều gì ở tương lai những học sinh ấy?
Nói tục chửi thề dường như là căn bệnh nan y của học sinh. Chỉ cần lắng nghe mẩu đối thoại của một nhóm học sinh trước cổng trường, ta bắt gặp quá nhiều từ “đệm”, tiếng “lóng” tục tĩu văng ra không chút ngượng miệng của mấy cô cậu đang khoác áo trắng ấy. Thế mà, khi bố mẹ đậu xe vào lại lập tức ngoan ngoãn lên xe. Có lẽ không ít ông bố bà mẹ chẳng bao giờ biết được “thói quen” ăn nói của con em mình đáng sợ đến thế nào đâu.
Vẫn biết “Nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò”, vẫn biết các em còn nông nổi, chưa nhận thức đầy đủ về thái độ, hành vi. Nhưng chúng ta không vin vào lí do đó để biện hộ cho những hành động vô phép, lời ăn tiếng nói mất lịch sự của học sinh. Bởi đơn giản, các em hoàn toàn biết mình sai khi cố tình chặn xe cô giáo, hoàn toàn biết mình sai khi nói tục chửi thề. Nhưng các em vẫn “hồn nhiên” nói và làm. Bởi dường như mọi sự ràng buộc các em đều được nới lỏng hết rồi.
Thực trạng học sinh hư hơn, quậy hơn trước rất nhiều là điều hiển nhiên. Nhưng các hình thức xử phạt, uốn nắn, giáo dục các em còn lại là gì? Chỉ là bị ghi tên, nhắc nhở, mời phụ huynh, và đủ kiểu dọa: Dọa đuổi học, dọa hạ hạnh kiểm, dọa cho ở lại lớp. Thử hỏi những “liều thuốc” ấy làm sao đủ sức đặc trị những căn bệnh của tuổi học trò tinh nghịch và cả tinh ranh ấy.
Đứng trên cương vị một phụ huynh, trong các cuộc họp, tôi cũng như rất nhiều phụ huynh khác sẵn sàng kiến nghị, xin thầy cô giáo mạnh tay dạy dỗ con em mình. Một vài roi vào mông, vào tay hay bất kì các hình thức phạt lao động, vệ sinh nào đều được chúng tôi chấp nhận hết, chỉ mong con em mình nên người. Bởi chúng tôi quá biết một điều: Có những lúc lời nói trở nên bất lực, lời khuyên răn hoàn toàn vô ích khi đối diện với những học sinh cá biệt đến mức phụ huynh cũng “bó tay”.
Và lời tâm sự thật lòng của cô giáo chủ nhiệm lớp khiến tất cả phụ huynh chúng tôi đều nặng lòng: “Học sinh bây giờ hư lắm. Nhưng nói thật, đụng vào các em chẳng khác gì đụng vào ổ kiến lửa. Chúng tôi chẳng dám đánh các em, chẳng dám la mắng nặng lời. Bởi chỉ cần một hình ảnh, một đoạn ghi âm, một clip nào đó vô tình ghi lại là lập tức đối diện với búa rìu dư luận vì tình ngay lí gian. Lương tâm một người giáo viên luôn cắn rứt khi không toàn tâm giáo dục, uốn nắn nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều lúc phải bất lực vì sức ép từ cấp trên, sức ép từ phụ huynh và xã hội. Bây giờ thậm chí muốn phạt các em đứng hơi lâu trong giờ học vì không thuộc bài, nói chuyện riêng hay vô lễ thì chúng tôi cũng đã phải e dè rất nhiều…”.
Lời tâm sự ấy có khiến những người làm cha làm mẹ chúng ta trăn trở không? Và cả lo âu cho tương lai con trẻ nữa…
Ngọc Hùng

"Học sinh bây giờ hư lắm"




Dân trí “Học sinh bây giờ hư lắm. Nhưng nói thật, đụng vào các em chẳng khác gì đụng vào ổ kiến lửa. Chúng tôi chẳng dám đánh các em, chẳng dám la mắng nặng lời... " - lời tâm sự thật lòng của một cô giáo chủ nhiệm.
 >> “Hiến kế” biện pháp hạn chế bạo lực học đường
 >> Bạo lực học đường: Có thuốc, bệnh vẫn… nặng

“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là quan niệm dạy dỗ dường như đã không còn chỗ đứng trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong giáo dục. Nhưng dùng tình yêu thương để cảm hóa, dùng lời nói để thuyết phục, dùng nhân cách để làm tấm gương giáo dục liệu có hiệu quả trong mọi trường hợp?
Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều lời than thở của xã hội về thực trạng học sinh sa sút đạo đức, nhân cách. Những vụ bạo lực học đường, thậm chí là thanh toán tàn nhẫn giữa học sinh diễn ra nhan nhản. Điều đáng nói là hành động đánh đấm, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm người khác đối với các em là chuyện bình thường, có khi còn là niềm hãnh diện bởi các em sẵn sàng chụp ảnh, quay clip công khai khắp nơi. Nhà trường không hề dạy như thế, mầm bạo lực đó từ đâu nếu không phải nó được ươm lên từ gia đình và xã hội?
Chữ “lễ” trong đạo nghĩa thầy trò chẳng còn được như xưa. Thế hệ chúng tôi ngày trước “sợ” thầy cô lắm. “Sợ” ở đây có nghĩa là chúng tôi nơm nớp lo mỗi khi đến lớp quên học bài, làm sai bị nhắc nhở và cả phạt roi, vi phạm nội qui bị mời phụ huynh. Nhưng chúng tôi thật sự kính trọng thầy cô. Thấy thầy cô từ xa đã vội cúi chào, nhường đường, nhường bước, một dạ hai vâng. Thế mà giờ đây mỗi khi đến cổng trường đón con, tôi chứng kiến hàng ngày những hành động vô lễ của các em và buồn quá đỗi.
Một giáo viên đi ngang qua, học sinh vẫn chuyện trò bình thường, tiếng xầm xì chỉ trỏ, có chăng chỉ là một vài lời thưa gửi của một vài học sinh nữ hiền ngoan. Thậm chí có em còn dám rà rà chiếc xe đạp trước bánh xe máy của cô giáo trẻ. Những người đang trực tiếp dạy dỗ các em không nhận được lòng kính trọng, sự biết ơn của các em thì chúng ta chờ đợi điều gì ở tương lai những học sinh ấy?
Nói tục chửi thề dường như là căn bệnh nan y của học sinh. Chỉ cần lắng nghe mẩu đối thoại của một nhóm học sinh trước cổng trường, ta bắt gặp quá nhiều từ “đệm”, tiếng “lóng” tục tĩu văng ra không chút ngượng miệng của mấy cô cậu đang khoác áo trắng ấy. Thế mà, khi bố mẹ đậu xe vào lại lập tức ngoan ngoãn lên xe. Có lẽ không ít ông bố bà mẹ chẳng bao giờ biết được “thói quen” ăn nói của con em mình đáng sợ đến thế nào đâu.
Vẫn biết “Nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò”, vẫn biết các em còn nông nổi, chưa nhận thức đầy đủ về thái độ, hành vi. Nhưng chúng ta không vin vào lí do đó để biện hộ cho những hành động vô phép, lời ăn tiếng nói mất lịch sự của học sinh. Bởi đơn giản, các em hoàn toàn biết mình sai khi cố tình chặn xe cô giáo, hoàn toàn biết mình sai khi nói tục chửi thề. Nhưng các em vẫn “hồn nhiên” nói và làm. Bởi dường như mọi sự ràng buộc các em đều được nới lỏng hết rồi.
Thực trạng học sinh hư hơn, quậy hơn trước rất nhiều là điều hiển nhiên. Nhưng các hình thức xử phạt, uốn nắn, giáo dục các em còn lại là gì? Chỉ là bị ghi tên, nhắc nhở, mời phụ huynh, và đủ kiểu dọa: Dọa đuổi học, dọa hạ hạnh kiểm, dọa cho ở lại lớp. Thử hỏi những “liều thuốc” ấy làm sao đủ sức đặc trị những căn bệnh của tuổi học trò tinh nghịch và cả tinh ranh ấy.
Đứng trên cương vị một phụ huynh, trong các cuộc họp, tôi cũng như rất nhiều phụ huynh khác sẵn sàng kiến nghị, xin thầy cô giáo mạnh tay dạy dỗ con em mình. Một vài roi vào mông, vào tay hay bất kì các hình thức phạt lao động, vệ sinh nào đều được chúng tôi chấp nhận hết, chỉ mong con em mình nên người. Bởi chúng tôi quá biết một điều: Có những lúc lời nói trở nên bất lực, lời khuyên răn hoàn toàn vô ích khi đối diện với những học sinh cá biệt đến mức phụ huynh cũng “bó tay”.
Và lời tâm sự thật lòng của cô giáo chủ nhiệm lớp khiến tất cả phụ huynh chúng tôi đều nặng lòng: “Học sinh bây giờ hư lắm. Nhưng nói thật, đụng vào các em chẳng khác gì đụng vào ổ kiến lửa. Chúng tôi chẳng dám đánh các em, chẳng dám la mắng nặng lời. Bởi chỉ cần một hình ảnh, một đoạn ghi âm, một clip nào đó vô tình ghi lại là lập tức đối diện với búa rìu dư luận vì tình ngay lí gian. Lương tâm một người giáo viên luôn cắn rứt khi không toàn tâm giáo dục, uốn nắn nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều lúc phải bất lực vì sức ép từ cấp trên, sức ép từ phụ huynh và xã hội. Bây giờ thậm chí muốn phạt các em đứng hơi lâu trong giờ học vì không thuộc bài, nói chuyện riêng hay vô lễ thì chúng tôi cũng đã phải e dè rất nhiều…”.
Lời tâm sự ấy có khiến những người làm cha làm mẹ chúng ta trăn trở không? Và cả lo âu cho tương lai con trẻ nữa…
Ngọc Hùng

Đàn ông muốn hạnh phúc

Sưu tầm: Một bài thơ đàn ông nên đọc
ĐÀN ÔNG, MUỐN HẠNH PHÚC
Đàn ông, muốn hạnh phúc,
Xin được khuyên thế này,
Tạm coi là kinh nghiệm
Tôi đúc kết xưa nay.
1
Một, và quan trọng nhất -
Không bập vào rượu chè.
Cũng quan trọng không kém
Là thói mê lô đề.
Hai thằng ấy chắc chắn,
Dám cược một ăn mười,
Sẽ làm bạn bất hạnh.
Mà bất hạnh suốt đời.
2
Các cụ ta đã dạy.
Mà dạy cấm có sai:
Kính vợ sẽ đắc thọ.
Sẽ êm ấm trong ngoài.
Với vợ, không nhăn nhó.
Phải luôn nhớ mỉm cười.
Đừng quên, yêu vợ một,
Vợ sẽ yêu chồng mười.
3
Ba cái thứ bồ bịch
Là chẳng hay tẹo nào.
Vừa đau đầu vừa tốn.
Yêu vợ thì đã sao?
Vợ mình tự mình chọn,
Sao còn thói trăng hoa.
Chân dài chỉ thêm vướng.
Cứ enjoy chân nhà.
4
Gia đình thiêng liêng lắm,
Là tổ ấm của mình.
Vắng anh, gia đình ấy
Không còn là gia đình.
Vậy, phải ăn đúng bữa.
Tuyệt đối không la cà.
Không cần thiết, dứt khoát
Không bước ra khỏi nhà.
5
Phải luôn nhớ: Con cái
Mới quan trọng nhất đời.
Tiền bạc, chức tước - vứt,
Nếu chúng không thành người.
Con cái cần có bố
Cả khi giàu, khi nghèo,
Bố phải nêu gương tốt
Cho con cái noi theo.
6
Lo kiếm tiền là đúng.
Nhưng còn đúng hơn nhiều
Là chồng phải gương mẫu
Trong tiết kiệm chi tiêu.
Lòng tham thường vô đáy.
Ai chẳng thích thành giàu.
Nhưng vẫn đề ở chỗ
Phải biết dừng ở đâu.
7
Là đàn ông phải cố
Ki cóp mua cái nhà.
Miễn là vừa đủ sống,
Không nhất thiết vi-la.
Tiếp nữa, lại ki cóp,
Mua lấy chiếc xe hơi
Để đưa vợ đi chợ,
Đưa cả nhà đi chơi.
8
Về sự đời, công việc -
Đừng bon chen làm quan.
Hỏng lúc nào không biết,
Làm thường dân cho nhàn.
Sống, bình dị, lặng lẽ.
Vì tình, không vì tiền.
Cỏ cao bị xén trước.
Đừng ngốc mà tớn lên.
9
Chọn người mà làm bạn.
Không chọn bạn nhà giàu
Hay chức to. Bọn ấy
Không hay ho gì đâu.
Đọc sách, chọn những cái
Làm tươi đẹp tâm hồn.
Bận mấy cũng phải đọc
Để làm gương cho con.
10
Là bố, phải ra bố.
Là chồng, phải ra chồng.
Đã mang tiếng phái mạnh,
Đàn ông phải đàn ông.
Sống hạnh phúc tưởng khó,
Thế mà dễ cực kỳ.
Tôi khuyên mấy việc ấy.
Theo hay không thì tùy.
............... 

Thầy Tân
Sưu tầm: Một bài thơ đàn ông nên đọc
ĐÀN ÔNG, MUỐN HẠNH PHÚC
Đàn ông, muốn hạnh phúc,
Xin được khuyên thế này,
Tạm coi là kinh nghiệm
Tôi đúc kết xưa nay.
1
Một, và quan trọng nhất -
Không bập vào rượu chè.
Cũng quan trọng không kém
Là thói mê lô đề.
Hai thằng ấy chắc chắn,
Dám cược một ăn mười,
Sẽ làm bạn bất hạnh.
Mà bất hạnh suốt đời.
2
Các cụ ta đã dạy.
Mà dạy cấm có sai:
Kính vợ sẽ đắc thọ.
Sẽ êm ấm trong ngoài.
Với vợ, không nhăn nhó.
Phải luôn nhớ mỉm cười.
Đừng quên, yêu vợ một,
Vợ sẽ yêu chồng mười.
3
Ba cái thứ bồ bịch
Là chẳng hay tẹo nào.
Vừa đau đầu vừa tốn.
Yêu vợ thì đã sao?
Vợ mình tự mình chọn,
Sao còn thói trăng hoa.
Chân dài chỉ thêm vướng.
Cứ enjoy chân nhà.
4
Gia đình thiêng liêng lắm,
Là tổ ấm của mình.
Vắng anh, gia đình ấy
Không còn là gia đình.
Vậy, phải ăn đúng bữa.
Tuyệt đối không la cà.
Không cần thiết, dứt khoát
Không bước ra khỏi nhà.
5
Phải luôn nhớ: Con cái
Mới quan trọng nhất đời.
Tiền bạc, chức tước - vứt,
Nếu chúng không thành người.
Con cái cần có bố
Cả khi giàu, khi nghèo,
Bố phải nêu gương tốt
Cho con cái noi theo.
6
Lo kiếm tiền là đúng.
Nhưng còn đúng hơn nhiều
Là chồng phải gương mẫu
Trong tiết kiệm chi tiêu.
Lòng tham thường vô đáy.
Ai chẳng thích thành giàu.
Nhưng vẫn đề ở chỗ
Phải biết dừng ở đâu.
7
Là đàn ông phải cố
Ki cóp mua cái nhà.
Miễn là vừa đủ sống,
Không nhất thiết vi-la.
Tiếp nữa, lại ki cóp,
Mua lấy chiếc xe hơi
Để đưa vợ đi chợ,
Đưa cả nhà đi chơi.
8
Về sự đời, công việc -
Đừng bon chen làm quan.
Hỏng lúc nào không biết,
Làm thường dân cho nhàn.
Sống, bình dị, lặng lẽ.
Vì tình, không vì tiền.
Cỏ cao bị xén trước.
Đừng ngốc mà tớn lên.
9
Chọn người mà làm bạn.
Không chọn bạn nhà giàu
Hay chức to. Bọn ấy
Không hay ho gì đâu.
Đọc sách, chọn những cái
Làm tươi đẹp tâm hồn.
Bận mấy cũng phải đọc
Để làm gương cho con.
10
Là bố, phải ra bố.
Là chồng, phải ra chồng.
Đã mang tiếng phái mạnh,
Đàn ông phải đàn ông.
Sống hạnh phúc tưởng khó,
Thế mà dễ cực kỳ.
Tôi khuyên mấy việc ấy.
Theo hay không thì tùy.
............... 
Thầy Tân